Vào ngày Tết Hàn thực ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người Việt có tục lệ dâng lên Phật, tổ tiên món bánh trôi bánh chay. Ý nghĩa Tết Hàn Thực là gì?
Nguồn gốc Tết Hàn thực 3/3 và ý nghĩa bánh trôi bánh chay

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Vào ngày Tết Hàn thực 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên Phật, tổ tiên món bánh trôi bánh chay. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là cả nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.


Nguồn gốc Tết Hàn thực


  Theo truyền thuyết dân gian, tết Hàn Thực bắt nguồn từ việc tưởng nhớ Giới Tử Thôi vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc. Chuyện kể rằng: Giới Tử Thôi là bầy tôi trung thành của vua Văn Công nhà Tấn từ lúc Văn Công còn phải long đong, lận đận bôn tẩu khắp mọi nơi, hết chạy sang nước Địch, lại chạy sang nước Vệ, nước Tề, nước Sở. Suốt 19 năm trời gian nan, nhưng khi thành nghiệp lớn, Tấn Văn Công lại quên công đầu của Giới Tử Thôi.

Nguon goc Tet Han thuc 33 va y nghia banh troi banh chay hinh anh
Bánh trôi

Tử Thôi không oán hận mà tủi thân bỏ về quê nhà, cõng mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn. Sau này, Văn Công nhớ ra cho người tìm kiếm Tử Thôi nhưng không thấy. Vua Tấn biết Tử Thôi ở Miên Sơn không chịu ra nên hạ lệnh đốt rừng để buộc ông phải ra. Nào ngờ Tử Thôi và mẹ cùng chịu chết cháy trong rừng.
 
Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực. Vào ngày này Người Hoa thường làm bánh trôi, bánh chay để hôm sau ăn tránh việc nổi lửa để tưởng nhớ một vị trung thần. Nếu năm nào Tết Hàn Thực trùng với Tiết Thanh Minh thì năm đó ngày này là chuẩn nhất.

Nguon goc Tet Han thuc 33 va y nghia banh troi banh chay hinh anh 2
Bánh chay
 

Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong tết Hàn thực của người Việt

  Tiết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa từ lâu đời. Vào ngày này, trên ban thờ gia tiên, trên mâm cỗ tại đền thờ hay một số chùa chiền nguời ta thường dâng cúng bánh trôi bánh chay. Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích “bọc trăm trứng” của Âu Cơ. 
 
Thời xưa, Lạc Long Quân sau bao lần trừ yêu diệt bạo, giúp dân lành yên ổn sinh sống thì trở về biển Đông và dặn dân chúng rằng “Hễ có tai biến thì gọi ta, ta sẽ về ngay.” 
 
Lúc bấy giờ có Đế Lai từ phương Bắc đem quân tràn xuống phương Nam, mang theo cả người con gái vô cùng xinh đẹp là Âu Cơ cùng nhiều thị nữ. Thấy Lĩnh Nam phong cảnh hữu tình, nhiều chim muông, nhiều gỗ quý, Đế Lai liền sai quân xây thành đắp lũy, định ở lâu dài. Tuy nhiên, Đế Lai bắt người dân Lĩnh Nam phải phục dịch rất khổ, quân lính ức hiếp dân lành. Nhân dân không chịu nổi bèn hướng về biển Đông và gọi, chỉ trong chớp mắt, Lạc Long Quân đã quay về.
 
Sau khi nghe người dân kể chuyện, Lạc Long Quân liền hóa thành một chàng trai tuấn tú, thân hình vạm vỡ, mang theo hàng trăm đầy tớ, vừa đi vừa hát đến thẳng chỗ Đế Lai ở. Tuy nhiên, khi tới nơi thì lại không có Đế Lai ở đó, chỉ có một cô gái nhan sắc tuyệt trần, chính là Âu Cơ. Thấy Lạc Long Quân uy nghi nàng liền đem lòng say mê và xin đi theo. Đế Lai trở về, không thấy con gái mình bèn kéo quân đi tìm khắp nơi. Lạc Long Quân sai hàng vạn các ác thú ra chặn các nẻo đường, xé xác bọn chúng làm cho chúng khiếp sợ bỏ chạy. Ðế Lai đành thu quân về phương bắc.
 
Âu Cơ sống với Lạc Long Quân trên núi ít lâu thì có mang, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Lạc Long Quân sống đầm ấm bên cạnh đàn con, nhưng lòng vẫn nhớ thuỷ phủ. Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: “Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên.”

Nguon goc Tet Han thuc 33 va y nghia banh troi banh chay hinh anh 3
50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển, 50 người con theo Âu Cơ lên núi
  Hai người từ biệt nhau, một trăm người con tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương.    Để ghi nhớ cho sự kiện trăm trứng, mỗi năm, cứ đến tết Hàn THực, 3.3 âm lịch, nhân dân ta lại làm bánh trôi bánh chay. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.   Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. 
 
► Tham khảo thêm những thông tin về: Lịch vạn niên và Lịch âm dương chuẩn xác nhất

Lichngaytot.com

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

bánh trôi bánh chay


điên đời gi Thuy va Phong nửa cuối năm 2014 ông tướng số tình duyên cung Bảo Bình nam hon bao diem má ¹ cam ky cúng mơ về đồng ruộng Liêm cô đơn Đông người đàn bà vượng phu ích tử Phòng Chỉnh sửa mũi Trùng góc đinh mơ thấy có người nắm tay mình Hồng Loan hòa Đồng y moi cự giải sao xấu ứng đọc tốt phục tu bạc hy lai và người tình Ngân sao Xem Tử Vi cách hôn môi sâu Vân cách đặt két Trướng hạ phong thủy cho người mạng thủy Tương lai 12 chòm sao đùa Tổ tài tinh bộ vị thọ thượng sao mo trong tu vi Ä chòm sao nữ vượng phu Boi bài