Quẻ Quan Âm thứ 65 Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên đoán rằng mọi việc nên giữ nguyên hiện thời, nên dừng thì dừng, nên bỏ qua thì bỏ qua, chờ đợi vận thế chuyển đổi
Quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn Khốn Bàng Quyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là quẻ Quan Âm thứ 65 được xây dựng trên điển cố: Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên – hay Tôn Tẫn vây khốn Bàng Quyên.

Quẻ hạ thuộc cung Mão. Có những lúc, những việc nên dừng thì dừng, nên bỏ qua thì bỏ qua, nên khoan dung thì khoan dung. Cái trước mắt không phải là cái chân thực, cho dù không có nguy hiểm gì nhưng sẽ không thể yên ổn mà thực hiện. Nên giữ nguyên mọi thứ y như hiện thời mà chờ đợi vận thế chuyển đổi.

Thử quái cát nhục bổ thương chi tượng. Phàm sự chỉ nghi thủ cựu đãi thời.

Điển cố quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên

Tôn Tẫn và Bàng Quyên là hai anh em kết nghĩa, cùng học tập binh pháp với Quỷ Cốc Tử. Bàng Quyên học binh pháp được hơn ba năm, một hôm xuống núi múc nước, nghe được người đi đường bàn tán rằng nước Ngụy dùng rất nhiều vàng để chiêu hiền đãi sĩ, trong lòng dao động, bèn từ biệt thầy và bạn học, đi đến nước Ngụy. Còn Tôn Tẫn cảm thấy học vấn của mình chưa được tinh thâm, lại không nỡ xa thầy, nên chưa muốn ra đi.

Sau khi Bàng Quyên đến nước Ngụy, nhờ vận dùng nhiều mưu kế nên nhanh chóng được gặp Ngụy Huệ Vương. Bàng Quyên cũng có chút tài năng, nên nhanh chóng lập công, được Ngụy Huệ Vương phong làm Tướng quân. Cho dù như vậy, Bàng Quyên trong lòng vẫn không vui, bởi vì biết rằng mình còn kém xa một người, đó chính là Tôn Tẫn. Vì thế Bàng Quyên nghĩ ra một kế sách.

Một hôm, Tôn Tẫn nhận được thư của Bàng Quyên. Trong thư Bàng Quyên kể rằng, mình được Ngụy Huệ Vương trọng dụng, đã tích cực tiến cử với Ngụy Huệ Vương về tài năng cái thế của sư huynh, Huệ Vương đồng ý cho sư huynh đến nước Ngụy làm Đại tướng quân. Tôn Tẫn xem xong thư, thấy sư đệ trọng tình nghĩa đồng môn như vậy, liền đồng ý đi đến kinh đô Đại Lương của nước Ngụy.

Sau khi đến Đại Lương, Bàng Quyên sửa soạn rượu thịt khoản đãi Tôn Tan. Nhưng suốt một thời gian dài sau đó không thấy Ngụy Huệ Vương triệu kiến, Tôn Tẫn thấy Bàng Quyên không đề cập đến chuyện đó, cũng đành nhẫn nại chờ đợi. Vốn là, Bàng Quyên đã lập mưu mượn tay của Ngụy Huệ Vương để biến Tôn Tẫn thành một người tàn phế, mục đích là khiến cho Tôn Tan sau này không thể có địa vị cao hơn mình.

Nhưng Bàng Quyên vẫn giả vờ lấy lòng Tôn Tẫn, mục đích là muốn Tôn Tẫn viết cho mình bộ sách “Tôn Tử binh pháp”. Sau đó, Tôn Tần phát hiện ra mục đích thực sự của Bàng Quyên, bèn giả bị bệnh phong để trốn thoát được kiếp nạn này. Bàng Quyên dùng mọi biện pháp để thăm dò xem có phải Tôn Tẫn bị bệnh phong thật không, cuối cùng đã tin lời mà lơi lỏng việc canh giữ đối với Tôn Tẫn. Tôn Tẫn nhân cơ hội đó trốn sang nước Tề, được Tề Uy Vương trọng dụng.

Năm 354 trước Công nguyên, Bàng Quyên thống lĩnh tám vạn quân, bao vây kinh đô Hàm Đan của nước Triệu. Nước Triệu cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương cho Điền Kỵ làm Tướng quân, Tôn Tẫn làm Quân sư, phái quân đi tiếp viện nước Triệu. Tôn Tẫn dùng kế sách Vây Ngụy cứu Triệu đã giải nguy được cho nước Triệu.

Năm 342 trước Công nguyên, Bàng Quyên lại dẫn đại quân tấn công nước Hàn. Nước Hàn không chống cự được, tiếp tục cầu cứu nước Tề. Tôn Tẫn dùng mưu “giảm bếp”, cuối cùng vây khốn Bàng Quyên ở đạo Mã Lăng, lại viết mấy chữ lớn “Bàng Quyên chết dưới cây này” lên thân một cây cổ thụ, rồi sai các xạ thủ mai phục trong rừng rậm ở hai bên, dặn họ rằng chỉ cần thấy có ánh lửa lóe lên dưới gốc cây, hãy đồng loạt bắn tên. Không lâu sau, Bàng Quyên thống lĩnh kỵ binh của quân Ngụy đến đạo Mã Lăng vào lúc sấm tối. Nghe nói con đường phía trước bị cây gỗ chắn ngang, Bàng Quyên đi lên xem xét, thấy quả nhiên bên đường có một cây đại thụ, nơi vỏ cây bị cạo đi thấp thoáng có chữ viết, vội sai người đốt lửa lên đọc. Vừa nhìn thấy hàng chữ đó, Bàng Quyên kinh hãi, biết là đã trúng mưu của Tôn Tẫn, vội lệnh cho quân Ngụy rút lui, nhưng đã muộn. Xạ thủ của quân Tề đồng loạt bắn ra hàng vạn mũi tên, quân Ngụy chết và bị thương vô số, đội ngũ rối loạn. Bàng Quyên biết mình đã thất bại, liền rút kiếm tự sát. Quân Tề thừa thắng truy sát, đến Ngụy thái tử cũng bị bắt làm tù binh. Từ đó về sau, tiếng tăm của Tôn Tẫn vang khắp thiên hạ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Treo BÀN THỜ GIA TIÊN Bảng đối chiếu thai tức cua lý nên móng thế nước quanh nhà tốt Nhất diệp tri thu Giải Nghĩa bài học Tình Là Kình Dương Tính cách con người qua 12 con giáp Nhà Ma Kết Xem hướng nhà hợp tuổi nổi chuyên tâm so năng bồ chòm sao mong kết hôn Hội Làng Tó Hội Phùng Cầu đổi các chòm sao xử nữ Xem tượng Luận giải vận số của người tuổi thụ cơ thể si Hỏi điền ngón vô danh chồng ngoại tình Học tử vi giao Giai ma giac mo SAO THIEN DONG ma quỷ trong Phật giáo cách hóa giải giấc mơ bệnh tật nhân tướng học trung quốc hãƒæo voi đặt tên hay cho con gái da nhan cach Tuổi tý xác định Cát thần Phúc Tinh Quý Nhân tiền duyên