Giải Theo Mai Hoa Dịch Số
Là lớn quá. Có hai nghĩa:
Theo quẻ dương bốn hào mà âm chỉ có hai, là dương đại thời nhiều hơn âm, thế là Đại quá.
Còn có nghĩa là quá lớn như nói về đạo đức, công nghiệp lớn hơn người.
Toàn quẻ bốn dương ở giữa, hai âm ở hai đầu, dương quá cương, âm quá nhược, tượng như cái cây làm cột giữa quá lớn, cội ngọn quá bé, làm sao đứng được, tất phải cong queo. Cũng như âm nhược, dương cương, thì tiểu nhân tiêu hao, quân tử thịnh.
A - Giải Thích Cổ Điển
1) Toàn quẻ :
- Nuôi tất thành, thành tất động, động thời nẩy ra quá. Vậy tiếp theo quẻ Di là quẻ Đại Quá.
- Tượng hình bằng trên Đoài dưới Tốn, 4 dương ở giữa, 2 âm ở hai đầu, ví như cây cột tuy cứng nhưng đầu đuôi yếu, nên dễ bị đổ. Nhưng vẫn là thế quân tử thịnh, tiểu nhân yếu. Hơn nữa, Tốn thuận, Đoài hòa duyệt, nên làm việc dễ hanh thông.
- Lại có nghĩa nước đầm (đoài) ngập cây (tốn), tượng cho đạo quân tử bị tiểu nhân vây quanh. Tuy nhiên, nói về thể quẻ, thì có đủ những đức tính tốn thuận và đoài duyệt sẽ có thể làm được những việc vĩ đại.
2) Từng hào :
Sơ Lục : tài hèn, yên phận thì tốt, nếu làm việc to quá sức, sẽ hỏng. (Ví dụ Ngụy Báo dám thống lãnh quân Hán chiến đấu với Hạng Võ, bị thua to) .
Cửu Nhị : dương hào cư âm vị, ở thời Đại Quá, tốt, biết muợn nhu giúp cho cương. (Ví dụ Bonaparte khi làm Premier Consul, biết ôn hoà giữ lại các thắng lợi của Cách Mạng và trừ bỏ đường lối quá khích của Convention).
Cửu Tam : cương quá, chắc phải hỏng ở thời Đại Quá. (Ví dụ Hitler tham lam quá đáng).
Cửu Tứ : cương nhu tương trợ, tốt. Nhưng nếu quá tin vào kẻ dưới (Sơ Lục) sẽ lẫn. (Ví dụ vua Auguste quá tin Cinna, suýt bị nguy).
Cửu Ngũ : quá cương, lại gần gũi với Tượng Lục quá nhu, nên không thể giúp nhau làm nên việc gì. Tuy không tội lỗi nhưng cũng không danh dự gì. (Ví dụ Necker có tài, nhưng Louis XVI quá nhu nhược, nên vô công).
Thượng Lục : tài không xứng với việc to tát định làm, lại ở thời Đại Quá cùng cực, tất sẽ gặp hung. Xét việc thì hung, nhưng xét tâm lý thì là người tài kém mà dám làm việc vĩ đại, đáng phục và đáng thương. (ví dụ Kinh Kha vào Tần).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Đại Quá :
a) Quá là lệch lạc, thiếu sự quân bình giữa âm và dương. Quẻ Đại Quá có 4 hào dương ở giữa, bị hai hào âm vây bọc trên dưới, gợi ý đạo quân tử còn có bề thế lớn như cây đại trụ, nhưng gốc và ngọn đều yếu.
b) Thêm nữa, quẻ này ngoài hoà duyệt, trong khiêm nhường, cả hai đức tính đó đều âm nhu, thiếu nghị lực, e sẽ quá thiên về chính sách mềm mỏng làm vừa lòng dân, mà thiếu nghị lực trừng trị kẻ tiểu nhân gây rối loạn.
2) Bài học :
Nếu bói được quẻ Đại Quá, tức là mình ở trong một tình thế hình như vững mạnh, nhưng thực ra dựa trên nền tảng mong manh, thì có tới hai lời khuyên răn khác nhau tùy trường hợp:
a) Trường hợp đặc biệt, nếu đối phương còn biết nghe lẽ phải, thì vững tin ở sức cảm hóa của hòa duyệt và khiêm tốn, và đây chính là cơ hội làm nên sự nghiệp vĩ đại. Ví dụ Trần nhật Duật được cử đi dẹp Mường, chỉ lấy lòng thành tín mà chiêu dụ, không cần phải dụng binh.
b) Nhưng phần nhiều thì nên e rằng phải lấy cường lực để đối phó với kẻ tiểu nhân, nếu không thì kết cục sẽ không phải là thành công mà là rơi vào lầm lỗi quá trớn, đại quá.
CHẤN QUÁI: thuộc Mộc, gồm có 8 quái là:
Thuần Chấn - Lôi Địa Dự - Lôi Thủy Giải - Lôi Phong Hằng - Địa Phong Thăng - Thủy Phong Tĩnh - Trạch Phong Đại Quá - Trạch Lôi Tùy.
Thiên Thời: Sấm.
Địa lý: Phương Đông - Cây cối - Chỗ náo thị (chợ búa ồn ào) - Đường lớn - Chỗ cây tre, thảo mộc phồn thịnh.
Nhân vật: Trưởng nam.
Nhân sự: Dấy động - Giận - Kinh sợ hoang mang - Nóng nảy, xáo động - Động nhiều - Ít im lặng.
Thân thể: Chân - Gan - Tóc - Thanh âm.
Thời tự: Mùa Xuân, tháng 3 - Năm, tháng, ngày giờ Mẹo - Tháng, ngày 4, 3, 8.
Động vật: Rồng - Rắn.
Tịnh vật: Cây tre - Cỏ lau - Nhạc khí làm bằng cây hay tre - Vật hoa thảo tươi tốt.
Ốc xá: Ở về hướng Đông - Xứ sơn lâm - Lầu gác
Gia trạch: Trong nhà có sự kinh sợ hoang mang bất thần - Mùa Xuân chiêm thì tốt - Mùa Thu chiêm bất lợi.
Hôn nhân: Khá thành - Nhà có thanh danh - Lợi kết hôn với trưởng nam - Mùa Thu chiêm không nên kết hôn.
Ẩm thực: Móng chân thú - Thịt - Đố ăn thuộc chốn sơn lâm quê mùa - Thịt tươi - Trái vị chua - Rau.
Sinh sản: Hư kinh (sợ khống) Thai động bất yên - Sanh con so ắt sinh nam - Mùa thu chiêm ắt có tổn - Lâm sản nên hướng Đông.
Cầu danh: Đắc danh - Nhiệm sở nên hướng Đông - Chức truyền hiệu, phát lệnh - Quan chưởng hình ngục - Nhiệm sở về vụ trà, trúc, mộc, thuế khóa - Hoặc là làm chức Tư hòa náo thị.
Mưu vọng: Khá được - Khá cầu - Trong mưu kế phải hoạt động mạnh - Mùa thu chiêm không vừa lòng.
Giao dịch: Giao thành thì có lợi - Mùa Thu chiêm khó thành - Lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Cầu lợi: Có lợi về sơn lâm, tre, mộc - Nên cầu tài hướng Đông - Nên cầu tài chỗ đông đảo xao động - Có lợi về hàng hóa sơn lâm, cây, tre, trà.
Xuất hành: Có lợi về hướng Đông - Có lợi người thuộc sơn lâm - Mùa Thu chiêm không nên đi - Chỉ sợ kinh hại khống.
Yết kiến: Gặp thấy - Nên gặp người thuộc sơn lâm - Nên gặp người có thanh danh.
Tật bệnh: Tật chân - Tật đau gan thường - Sợ hãi cuống quít chẳng yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mạnh - Hư kinh (kinh sợ khống) - Sửa đổi để xét lại phản phúc.
Phần mộ: Lợi về hướng Đông - Huyệt trong chốn sơn lâm - Mùa Thu chiêm không lời.
Phương đạo: Đông.
Ngũ sắc: Thanh - Lục - Biếc.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng giác (ngũ âm)
- Họ hay tên có đeo chữ Mộc - Hàng vị 4, 8, 3.
Số mục: 4, 8, 3.
Ngũ vị: Chua.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.
Giải Theo Mai Hoa Dịch Số
Tượng về Trời cương kiện. Ba nét trên là Càn thượng tức Ngọai Càn; ba nét dưới là Càn Hạ tức Nội Càn, Càn là thuần dương, cực kiện, có 4 đức là:
- Nguyên: là đầu tiên, lớn,
- Hanh: là thông thái, thuận tiện.
- Lợi: thỏa thích, tiện lợi, nên, phải.
- Trinh là chính, bền chặt cho đến cùng.
Càn là hoàn toàn dương cương lại trung chính, có thể to lớn, thông thái, lợi tiện, kiên cố có tài đức, ứng vào việc gì cũng vậy.
A - Giải Thích Cổ Điển
1) Toàn quẻ :
- Càn : nguyên, hanh, lợi, trinh. (Nguyên: khởi đầu, lớn. Hanh: thông suốt, đạt tới. Lợi: tiện lợi, nên. Trinh: bền chặt, kiên trì).
- Quẻ Càn tượng trưng tính tình của trời, hoàn toàn dương cương, và lại trung chính. Tài đức mà cũng được như Càn, thì làm việc gì cũng có thể được to lớn, lợi tiện, mà lại kiên cố mỹ mãn.
2) Từng hào :
Sơ Cửu : ở vị thấp nhất, nên tượng trưng bằng tiềm long, rồng còn ở trong hang.
- Vật dụng: chớ nên xuất hiện vội, tuy lánh đời mà không lấy thế làm buồn ( Ví dụ: Lã Vọng câu cá chờ thời ở Bàn Khê).
Cửu Nhị : dương hào cư âm vị, đắc trung, là hiện long tại điền, rồng đã ra khỏi vực.
- Lợi kiến đại nhân: nếu gặp được minh chủ thì sẽ làm được sự nghiệp to tát. (Ví dụ: Lã Vọng, tức Khương Tử Nha, sau khi được Văn Vương mời về cầm quyền chính, phạt Trụ, lập nên cơ nghiệp nhà Chu).
Cửu Tam : dương hào cư dương vị, trùng dương, lại ở chênh vênh trên cùng hạ quái và dưới thượng quái, một địa vị khó xử, nên có lời răn:
- Chung nhật kiền kiền, nghĩa là phải suốt ngày hăng hái tự cường mà như có điều lo sợ. (Ví dụ: Tư Mã Ý được vua Ngụy thác cô, rồi bị dèm pha nghi kỵ, phải giả vờ giả lẫn, cáo lui để bảo tồn tính mệnh).
Cửu Tứ : cũng ở chênh vênh như Tam, nhưng hơn Tam ở chỗ Tứ đã ở quẻ trên có thể tiến thoái dễ dàng hơn nên Thánh nhân bảo:
- Hoặc dược, tại uyên, vô cữu, nghĩa là biết xử sự tùy thời, thì sẽ không mắc lỗi. (Ví dụ: Lưu Bị vào Tây Xuyên, thấy Lưu Chương hèn yếu, có thể cướp nước mà không mất lòng dân, cứ tiến. Và Trịnh Tùng, sau khi khôi phục Thăng Long, có thể lên ngôi vua, nhưng thấy lòng dân còn tưởng nhớ nhà Lê, nên chỉ lập vương nghiệp mà không chiếm đế hiệu).
Cửu Ngũ : đắc trung, ở vị chí tôn, nên tượng trưng bằng phi long tại điền rồng bay trên trời, bậc lãnh tụ tung hoành thiên hạ.Lợi kiến đại nhân, là gặp vị hiền tài để cùng làm việc lớn.( Ví dụ: Hán Cao Tổ bình được thiên hạ nhờ công của Trương, Tiêu, Hàn).
Thượng Cửu : tuy ở trên Cửu Ngũ, nhưng Ngũ đã là vị chí tôn rồi, nên Thượng chỉ có thể là bề tôi. Nên gọi là kháng long, rồng lên cao cùng cực, bậc nhân thần được quí hiển tột độ.
Hữu hối: sẽ có việc phải hối nếu không biết thoái lui để giữ mình (Ví dụ: sau khi diệt được Ngô rồi, Văn Chủng không biết theo gương Phạm Lãi cáo lui, ở lại bị Câu Tiễn giết).
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Càn :
Quẻ càn có 6 hào đều dương, hình dung một cảnh vật, một tình trạng sáng sủa và cương cường cực độ. Tuy mạnh mẽ nhưng không tàn bạo, vẫn giữ chính nghĩa của đạo trời che chở muôn vật, của đạo quân tử giúp đời an dân. Nói tóm lại, hai đặc tính của quẻ Càn là mạnh mẽ và sáng suốt, mạnh mẽ để có khả năng hành động và sáng suốt để hướng dẫn hành động.
2) Bài học :
Tuy quẻ Càn nói chung rất tốt, nhưng cũng phải để ý đến vị trí của mỗi hào biểu tượng cho địa vị riêng của người bói quẻ. Dù là rồng nhưng không phải bao giờ cũng tung hoành được đâu, có khi phải ẩn nấp hoặc thoái lui.
Vậy nếu bói được quẻ càn, nên theo Càn đạo, nghĩa là dũng dược tiến lên nếu tự xét mình có đủ tài hành động, và ở hoàn cảnh thuận tiện. Hai thời kỳ hoặc loại người tốt nhất để hoạt động là hào Nhị và Ngũ vì đắc trung. Còn hai hào Tam, Tứ thì nên đề phòng cẩn thận, tùy thời tiến thoái.
Bài học này đặc biệt áp dụng cho việc mưu cầu công danh và hoạt động kinh tế, nhưng cũng có thể áp dụng cho bất cứ vấn đề nào khác. Như hôn nhân chẳng hạn, bói được quẻ Càn là điềm tốt, trừ phi ở trường hợp Cửu Tam (với quá cao là Thượng Cửu, sẽ bị khinh khi), hoặc ở trường hợp Thượng Cửu (mình đã giầu sang rồi, cầu hôn ở đâu chẳng được, hà tất phải đi tranh hơn với kẻ khác, gây thị phi).
CÀN QUÁI: thuộc Kim, gồm có 8 quái là:
Thuần Càn - Thiên Phong Cấu - Thiên Sơn Độn - Thiên Địa Bỉ - Phong Địa Quan - Sơn Địa Bác - Hỏa Địa Tấn - Hỏa Thiên Đại Hửu.
Thiên Thời: Trời - Băng - Mưa đá - Tuyết.
Địa lý: Phương Tây Bắc - Kinh đô - Đại quân - Hình thắng chi địa (chỗ đất có phong cảnh đẹp - Chỗ đất cao ráo.
Nhân vật: Vua - Cha - Đại nhân - Lão nhân - Trưởng giả - Hoạn quan - Danh nhân - Người công môn (chức việc).
Nhân sự: Cương kiện vũ dũng - Người quả quyết - Người động nhiều tịnh ít - Người chẳng chịu khuất phục ai (cứng đầu).
Thân thể: Đầu - Xương - Phổi.
Thời tự: Mùa thu - Cuối tháng 9 đầu tháng 10 - Năm, tháng, ngày, giờ Tuất và Hợi - Năm, tháng, ngày, giờ thuộc ngũ kim.
Động vật: Con ngựa - Con ngỗng trời - Con sư tử - Con voi.
Tịnh vật: Kim, ngọc - Châu báu - Vật tròn - Cây quả - Mũ - Kiếng soi - Vật cứng.
Ốc xá: Đình, công sở - Lâu đài - Nhà cao - Cái nhà lớn - Quán trọ - Ở về hướng Tây Bắc.
Gia trạch:
- Mùa Thu chiêm thì gia trạch vượng.
- Mùa Hạ chiêm thì sẽ có họa.
- Mùa Đông chiêm thì suy bại.
- Mùa Xuân chiêm có lợi tốt.
Hôn nhân: Thân thuộc - Quý quan - Nhà có danh tiếng - Mùa Thu chiêm thì thành - Mùa Hạ, mùa Đông chiêm thì bất lợi.
Ẩm thực: Thịt ngựa - Trân vị - Đồ ăn nhiều xương - Gan phổi - Thịt khô - Trái cây - Cái đầu của các vật - Vật hình tròn - Vật cay.
Sinh sản: Dễ sinh - Mùa Thu sinh quý tử
- Mùa Hạ chiêm thì hao tổn - Lâm sản nên hướng Tây Bắc.
Cầu danh: Được danh - Nên tùy cấp trên bổ nhiệm - Hình quan - Võ chức - Chưởng quyền - Nhiệm thì nên hướng Tây Bắc - Thiên sứ - Dịch quan (người giữ chức dịch điếm hoặc công văn).
Mưu vọng: Việc thành - Lợi công môn - Có tài trong sự hoạt động - Mùa Hạ chiêm không thành - Mùa Đông chiêm tuy nhiều mưu nhưng ít được vừa lòng.
Giao dịch: Nêu hàng quý giá - Lợi về kim ngọc - Thành tựu - Mùa Hạ chiêm không lợi.
Cầu lợi: Có tài - Lợi về kim ngọc - Có tài trong việc công môn - Mùa Thu chiêm có lợi nhiều - Mùa Hạ chiêm tổn tài - Mùa Đông chiêm không có tài.
Xuất hành: Xuất hành có lợi - Nên vào chốn kinh đô - Lợi đi về hướng Tây Bắc - Mùa Hạ chiêm không lợi.
Yết kiến: Lợi gặp đại nhân - Người có đức hạnh - Nên gặp quý quan - Khá gặp được.
Tật bệnh: Đầu, mặt - Tật phổi - Tật gân cốt - Bịnh - Thượng tiêu - Mùa Hạ chiêm chẳng được yên.
Quan tụng: Việc kiện cáo đứng về phía mình - Có quý nhân trợ giúp - Mùa Thu chiêm đắc thắng - Mùa Hạ chiêm thất lý.
Phần mộ: Nên hướng Tây Bắc - Nên chỗ khí mạch chốn Càn sơn - Nên thiên huyệt - Nên chỗ cao - Mùa Thu chiêm xuất quý - Mùa Hạ chiêm xấu lấm.
Phương đạo: Chốn Tây Bắc.
Ngũ sắc: Sắc đỏ thắm - Sắc huyền.
Tính tự (Họ, Tên): Có chữ Kim đứng một bên - Tiếng thương (ngũ âm) - Hàng vị: 1, 4, 9.
Số mục: 1, 4, 9.
Ngũ vị: Cay - Cay nhiều lắm.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.
Giải Theo Mai Hoa Dịch Số
Là khốn khổ.
Tượng quẻ: Đoài âm trên, Khảm dương dưới, thế là quân tử sụp vào tay tiểu nhân, thiệt đau thương khốn nạn, ở vàothời ấy nên nín lặng, giữ miệng thì hơn.
A - Giải Thích Cổ Điển
1) Toàn quẻ :
- Lên mãi tất khốn. Vậy tiếp theo quẻ Thăng là quẻ Khốn.
- Tượng hình bằng trên Đoài dưới Khảm, nước ở trạch chẩy xuống sông, phải cạn đi nên khốn. Hơn nữa, trong quẻ này các hào dương đều bị các hào âm vây hãm, nên khốn.
- Tuy vậy, đó là nói về tình cảnh, nhưng nói về đức hạnh thì khác. có vui, duyệt (Đoài) trong cảnh nguy (Khảm), nếu mình biết coi cảnh đó là một hòn đá thử vàng để tôi luyện cho đức hạnh được thêm vững bền, thì cứ nên vui.
- Ở thời Khốn, kẻ tiểu nhân dễ biến tâm hoặc chán đời. Duy chỉ bậc quân tử vẫn giữ được đạo trinh chính, nên kết quả được Cát.
2) Từng hào :
Sơ Lục : âm nhu, ở đáy quẻ Khốn, lại không được Cửu Tứ giúp đỡ vì Tứ bất trung bất chính. Nên sơ bị vướng mắc, không được ai cứu. (ví dụ Chiêm Vũ Hầu, thờ Trịnh Khải vô tài, nên bị kiêu binh loạn đao phân thây).
Cửu Nhị : dương cương đắc trung, là người tài đức. Ởthời Khốn tuy mình được giầu sang nhưng thấy thiên hạ khốn khổ cũng buồn lây. Bạo động thì hung, chờ thời thì vô cựu. (Ví dụ khi Pháp xâm lăng ta, Tuy Lý vương tọa thị thì giữ được giầu sang, còn Phan Đình Phùng khởi nghĩa thì khốn đốn, nhưng vẫn vui giữ được nghĩa lớn).
Lục Tam : âm nhu, lại bất trung bất chính, lại ở vị khảm chi cực. Tiến lên đụng phải Tứ như hòn đá, lùi xuống vấp phải Nhị như gai góc: hung. (Ví dụ Nguyễn Văn Tường, bị thiên hạ khinh bỉ và Pháp cũng không dong, đem đi đầy).
Cửu Tứ : dương hào cư âm vị, bất chính bất trung. Muốn ứng với Sơ Lục nhưng bị Cửu Nhị ngăn cách, nên tự thương thân và thẹn. Nhưng nếu tứ cố gắng thì cuối cùng Sơ cũng sẽ giúp đỡ được Tứ và kéo ra khỏi hiểm. (Ví dụ hoàng thân Lê Duy Mật. Muốn ứng với vua Lê nhưng bị chúa Trịnh ngăn cách. Vì trung nghĩa nên được một số nghĩa sĩ hưởng ứng, giữ được Trấn Ninh vài chục năm).
Cửu Ngũ : là vị chí tôn. ở thời Khốn, trên bị Thượng Lục đè ép, dưới bị Cửu Tứ lộng hành, nên không làm được gì. Nhưng Ngũ là người cương trung, cứ giữ lòng chí thành thì sẽ được phúc. (Ví dụ Lê Hiển tông ở giữa cảnh khốn, nào kiêu binh nào chúa Trịnh, nào Tây sơn, mà vẫn giữ được lộc vị).
Thượng Lục : ở thời Khốn chi cực, tất nhiên bị khốn. Nhưng cùng tắc biến, nếu Thượng biết hối quá, xét lại cách cư xử của mình chưa đúng đạo mà sửa đổi đi thì chắc được Cát. (Ví dụ Chiêu Thống không hiểu lẽ đó như tổ phụ Hiển Tông, nên bị khốn, lần lượt bị Trịnh Lệ, Trịnh Bồng, Nguyễn Hữu Chỉnh chèn ép, rồi mời quân thanh sang tái lập hư vị, nên mới ngậm hờn ở Trung Quốc. Trái lại Nguyễn Ánh cũng bị khốn đốn vì Tây Sơn, nhưng biết tự cường, chiêu tập binh sĩ, khéo dụng binh, nên sau thống nhất được đất nước)
B - Nhận Xét Bổ Túc.
1) Ý nghĩa quẻ Khốn :
Thượng quái Đoài có 1 âm trên 2 dương; hạ quái thì hào dương bị vây giữa 2 hào âm; và toàn quẻ thì quái âm đè lên trên quái dương: rõ rệt là thời quân tử bị khốn.
2) Bài học :
Tuy nhiên, đó là xét về vận mệnh. Nhưng xét về tâm lý, thì người ở cảnh khốn vẫn có thể vui vẻ điềm tĩnh (Đoài) chấp nhận số phận hẩm hiu mà không oán thán, để trau rồi đức hạnh của mình. Ví dụ:
- Tô Vũ bị rợ hồ cầm giữ, bắt chăn dê ở quan ngoại trong mười năm, vẫn trung thành với Hán.
- Nguyễn Công Trứ khi bị biếm làm lính đi tiền quân hiệu lực, vẫn giữ được đức độ của bậc đại thần tri mệnh.
- Nguyễn Đình Chiểu, đã bị mù, lại gặp quốc biến, vẫn hăng hái tham gia kháng chiến.
Đó là những người trong hoàn cảnh khốn mà tâm không khốn, vẫn vui vẻ làm hết nhiệm vụ mình. ở quẻ này ta lại một lần nữa thấy rõ tính cách tích cực của Nho học thủa xưa, gần giống như tinh thần Phật giáo: gian truân để tôi luyện chí khí, khổ cực để rửa sạch tội lỗi.
ĐOÀI QUÁI: thuộc Kim, gồm có 8 quái là:
Thuần Đoài - Trạch Thủy Khổn - Trạch Địa Tụy - Trạch Sơn Hàm - Thủy Sơn Kiển - Địa Sơn Khiêm - Lôi Sơn Tiểu Quá - Lôi Trạch Quy Muội.
Thiên Thời: Mưa dầm - Trăng mới - Sao.
Địa lý: Đầm ao - Chỗ ngập nước - Ao khuyết (dở hư) - Giếng bỏ hoang - Chỗ núi lỡ, gò sụt - Chỗ đất nước mặn không có cây cối.
Nhân vật: Thiếu nữ - Vợ hầu - Con hát - Người tay sai - Dịch nhân (người diễn dịch) - Thầy đồng bóng (phù thủy).
Nhân sự: Vui mừng - Khẩu thiệt - Dèm pha - Phỉ báng - Ăn uống.
Thân thể: Lưỡi - Miệng - Phổi - Đờm - Nước dãi.
Thời tự: Mùa Thu, tháng 8 - Năm, tháng, ngày, giờ Dậu - Năm, tháng, ngày, giờ thuộc Kim - Tháng, ngày số 2, 4, 9.
Động vật: Dê - Vật ở trong ao, hồ, đầm.
Tịnh vật: Kim, gai bằng vàng - Loài thuộc Kim - Nhạc khí - Đồ sứt mẻ - Vật vất bỏ, phế thải.
Ốc xá: Ở về hướng Tây - Ở gần ao hồ - Nhà vách tường đổ nát. Cửa hư hỏng.
Gia trạch: Chẳng yên - Phòng khẩu thiệt - Mùa Thu chiêm đẹp đẽ - Mùa hạ chiêm gia trạch hữu họa.
Hôn nhân: Chẳng thành - Mùa Thu chiêm khá thành - Có việc mừng - Thành hôn cát - Lợi gá hôn với thiếu nữ - Mùa Hạ chiêm bất lợi.
Ẩm thực: Thịt dê - Vật ở trong ao hồ - Thức ăn cách đêm - Vị cay nồng.
Sinh sản: Bất lợi - Phòng có tổn hại - Hoặc sinh nữ - Mùa Hạ chiêm bất lợi - Lâm sản nên hướng Tây.
Cầu danh: Nan thành - Vì có danh mà có hại - Lợi nhậm chức về hướng Tây - Nên quan về việc Hình - Võ chức - Chức quan coi về việc hát xướng - Quan phiên dịch.
Mưu vọng: Nan thành - Mưu sự có tổn - Mùa Thu chiêm có sự vui - Mùa Hạ chiêm chẳng vừa lòng.
Giao dịch: Bất lợi - Phòng khẩu thiệt - Có sự cạnh tranh - Mùa Hạ chiêm bất lợi - Mùa Thu chiêm có tài có lợi trong giao dịch.
Cầu lợi: Đã không có lợi mà có tổn - Khẩu thiệt - Mùa Thu chiêm có tài lời - Mùa Hạ chiêm phá tài.
Xuất hành: Chẳng nên đi xa - Phòng khẩu thiệt - Bị tổn thất - Nên đi về hướng Tây - Mùa Thu chiêm nên đi vì có lợi.
Yết kiến: Đi hướng Tây thì gặp - Bị nguyền rủa rầm rĩ.
Tật bệnh: Tật yết hầu, khẩu thiệt - Tật suyễn nghịch khí - Ăn uống chẳng đều.
Quan tụng: Tranh tụng không ngớt - Khúc trực chưa quyết - Vì việc tụng mà tổn hại - Phòng hình sự - Mùa Thu chiêm mà được Đoài là thể thì ắt đắc thắng.
Phần mộ: Nên hướng Tây - Phòng trong huyệt có nước - Mộ gần ao hồ - Mùa Hạ chiêm chẳng nên - Chôn vào chỗ huyệt cũ bỏ hoang.
Phương đạo: Hướng Tây.
Ngũ sắc: Trắng.
Tính tự (Họ, Tên): Tiếng thương (ngũ âm) - Người có họ hay tên đeo chữ Kim hay chữ Khẩu ở một bên - Hàng vị 2, 4, 9.
Số mục: 2, 4, 9.
Ngũ vị:Cay nồng.
Phần Bát Quái Vạn Vật kể trên, sự việc còn rất nhiều chẳng chỉ có như vậy mà thôi. Vậy phép chiêm, nên noi theo sự việc mà suy từng loại vậy.
Qúy vị hãy xem phần Ngũ hành sinh khắc của "Dụng" và "Thể" có chữ màu xanh và tra theo bản bên dưới để biết sự việc muốn xem. Ngoài ra sự việc có thể gia giảm nặng nhẹ tốt xấu tùy theo vận khí của tiết tháng mà chúng tôi cũng đã giải thích sau chữ màu xanh. Ví dụ; chiêm nhân sự, Dụng sinh Thể là có vui mừng lớn, nhưng hỏa của dụng ở tháng 7 là tù khí, nên vô khí, cho nên sự vui mừng sẽ bị giảm nhiều.
Ngũ Hành Sinh Khắc Dụng Thể:
- Bổn quẻ của quý vị là Thể khắc Dụng tức tiểu cát.
- Hỗ quẻ của quý vị là Dụng Thể tỷ hòa, tức tiểu cát.
- Biến quẻ của quý vị là Thể sinh Dụng tức tiết khí.
Chiêm nhân sự cần xét Thể, Dụng. Thể quái là chủ, Dụng quái là khách.
Dụng khắc Thể chẳng nên, Thể khắc Dụng lại tốt.
Dụng sinh Thể có sự vui mừng. Thể sinh Dụng thường xảy ra tổn thất.
Thể Dụng hòa đồng (tỵ hòa) mưu sự có lợi.
Cần xét thêm Hổ quái và Biến quái để đoán cát hung, nghiên cứu thịnh suy để tường tai hại.
Chiêm về nhân sự thì dùng toàn chương Thể Dụng Tổng Quyết, để định cát hung.
Nếu có quái sinh Thể quái, nên xem chương Bát Quái ở trước Quái sinh Thể có những gì tốt, khắc Thể có những gì xấu.
Nếu không thấy có sinh Thể, khắc Thể thì lấy bổn quái mà suy.
2. CHIÊM GIA TRẠCH
Phàm chiêm gia trạch lấy Thể làm chủ Dụng làm gia trạch.
Thể khắc Dụng thì gia trạch vững vàng.
Dụng khắc Thể thì gia trạch bất an.
Thể sinh Dụng: nhiều việc tổn hao, ly tán phòng đạo tặc.
Dụng sinh Thể được nhiều lợi ích, hoặc được của người dâng biếu.
Thể Dụng tỵ hòa: gia trạch yên ninh.
Nếu có Quái sinh Thể thì xem lại chương chiêm Nhân sự mà đoán.
3. CHIÊM ỐC XÁ
Chiêm vụ này phải dùng thời gian sáng tạo. Phàm chiêm ốc xá, lấy thể làm chủ, Dụng làm ốc xá.
Thể khắc Dụng: chỗ ở vừa ý.
Dụng khắc Thể: thì gia trạch bất ân.
Thể sinh Dụng: chủ tư tài suy thối.
Dụng sinh Thể: gia môn hưng thịnh.
Thể Dụng tỵ hòa: tự nhiên yên ổn.
4. CHIÊM HÔN NHÂN
Xem hôn nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự hôn nhân.
Dụng sinh Thể: việc hôn nhân thành, hoặc nhân sự hôn nhân có lợi.
Thế sinh Dụng: việc hôn nhân không thành, hoặc vì hôn nhân mà có hại.
Thể khắc Dụng: hôn nhân thành nhưng phải chậm trễ.
Dụng khắc Thể: bất thành, nếu thành cũng có hại.
Thể Dụng tỵ hòa rất tốt.
Phàm xem hôn nhân lấy Thể làm mình, làm chủ, mà Dụng tượng trưng cho nhà thông gia.
Thể quái mà vượng thì nhà mình được gia môn ưu thắng.
Dụng quái mà vượng nhà thông gia có địa vị thuận lợi.
Dụng sinh Thể có tài lợi về sự hôn nhân, hoặc nhà thông gia chiều chuộng theo ý ta.
Thể sinh Dụng thì không hộp bỏ quả hoặc mình phải thối sự cầu hôn.
Nếu Thể Dụng tỵ hòa: hai bên tương tụ, lương phối nhàn du.
Càn thì đoan chính mà giỏi, mạnh bạo.
Khảm là dâm, háo sắc, hay ghen quá độ.
Cấn sắc hoàng, đa xảo (khéo giỏi).
Chấn dáng mặt đẹp mà rắn rỏi.
Tốn tóc ít mà thưa hình xấu, tâm tham.
Ly đoản, xích sắc, tính khí bất thường, thấp lùn.
Khôn thì xấu bụng to mà vàng.
Đoài cao và giỏi, nói năng vui vẻ, sắc trắng.
Chiêm sinh sản lấy Thể là mẹ, Dụng là sự sinh.
Thể Dụng cả hai nên thừa vượng, chẳng nên thừa suy, nên tương sinh, không nên tương khắc.
Thể khắc Dụng không lợi cho con.
Dụng khắc Thể chẳng lợi cho mẹ.
Thể khắc Dụng mà Dụng quái lại suy, chắc con chẳng toàn.
Dụng khắc Thể mà Thể quái lại suy, ắt nguy cho mẹ.
Dụng sinh Thể thì lợi cho mẹ. Thể sinh Dụng thì mẹ dễ sinh.
Thể Dụng tỵ hòa thì mẹ tròn con vuông.
Nếu muốn biết sinh nam hay nữ, nên dùng Bát quái trước đây mà suy. Dương quái mà dương hào nhiều hơn: sinh nam; Âm
quái mà âm hào nhiều hơn: sinh nữ.
Âm Dương quái hào tương đồng thì xem số người có mặt lúc chiêm, số chẳn lẽ, đó là lý ngẫu nhiên chứng nghiệm.
Như muốn biết ứng kỳ ngày giờ, thì lấy Khí quái số của quẻ Dụng là quẻ gì, rồi tra nơi mục Thời tự của Bát Quái Vạn Vật trước đây mà đoán.
6. CHIÊM ẨM THỰC
Phàm chiêm ăn uống lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự ăn uống.
Dụng sinh Thể, ăn uống no say.
Thể sinh Dụng bụng không, trống rỗng.
Thể khắc Dụng tuy có ăn mà gặp sự đình trệ.
Dụng khắc Thể thì thật toàn vô.
Thể Dụng tỳ hòa, ăn uống phong túc.
Trong quái có Khảm thì nhiều rượu, có Đoài thì nhiều mỹ vị; không Khảm không Đoài cả hai đều không.
Đoài Khảm sinh Thể, rượu thịt ê hề, say sưa lướt thướt.
Muốn biết ăn uống thức gì, dùng mục ẩm thực mà suy.
Muốn biết ai là thực khách, dùng Hổ quái mục nhân sự mà luận. Cả hai đều có mục riêng ở Bát quái Vạn vật thuộc loại ở phần I.
7. CHIÊM CẦU MƯU
Cầu mưu lấy Thể làm chủ. Dụng làm mưu sự.
Thể khắc Dụng, mưu tất thành nhưng chậm.
Dụng khắc Thể, mưu bất thành nếu thành cũng có hại.
Dụng sinh Thể, mưu sự thành đạt mà có lợi.
Thể sinh Dụng, mưu sự khó thành chẳng được vừa ý.
Thể Dụng tỵ hòa, mưu sự xứng tâm.
8. CHIÊM CẦU DANH
Cầu danh lấy Thể làm chủ, Dụng làm danh.
Thể khắc Dụng, danh khả thành nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể danh bất khả thành.
Thể sinh Dụng, danh bất khả tựu, hoặc nhân danh mà thất chí.
Dụng sinh Thể, công danh thành toại hoặc nhân danh mà có lợi.
Thể Dụng tỵ hòa, công danh xứng ý.
Muốn biết ngày nào thành danh dùng Khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết chức nhiệm phương sở dùng Biến-quái mà quyết đoán.
Nếu không có quẻ khắc Thể, thì danh dễ thành, muốn biết nhạt kỳ, thì xem nơi mục Thời tự mà định ngày giờ.
Bằng như kẻ chiêm quẻ còn tại chức,tối kỵ nhất thấy quẻ khắc Thể, thấy nó tức là thấy họa, nhẹ thì bị khiển trách, nặng thì phải cách chức thôi quan, mà nhật kỳ cũng ứng vào Khí quái khắc Thể, ở mục Bát quái Vạn Vật ở phần I, mục Thời tự mà suy.
9. CHIÊM CẦU TÀI
Xem cầu tài lấy Thể làm chủ, Dụng làm tài.
Thể khắc Dụng có tài, Dụng khắc Thể vô tài.
Thể sinh Dụng ắt tài hao tổn,
Dụng sinh Thể, tài càng phát đạt.
Thể Dụng tỵ hòa, tài lợi khoái tâm.
Muốn biết ngày có tài, dùng khí quái của quẻ sinh Thể mà suy.
Muốn biết ngày phá tài, lấy khí quái của quẻ khắc Thể mà đoán.
Nếu trong chánh quái, thấy có quẻ Thể khắc Dụng, hoặc có quẻ Dụng sinh Thể, tất là có tài, xem khí quái của chánh quái, thì biết ngay nhật kỳ.
Trái lại, nếu thấy Dụng khắc Thể, hay Thể sinh Dụng, ấy là quẻ phá tài, xem khí quái, biết ngay thời kỳ phá sản.
10. CHIÊM GIAO DỊCH
Xem giao dịch lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự giao dịch
Thể khắc Dụng, giao dịch thành mà chậm.
Dụng khắc Thể bất thành.
Thể sinh Dụng nan thành, hoặc nhân sự giao dịch mà hóa ra có hại.
Dụng sinh Thể tất thành, thành mà có lợi lớn.
Thể Dụng tỵ hòa giao dịch thành toại.
11. CHIÊM XUẤT HÀNH
Xem quẻ xuất hành, lấy Thể làm chủ, Dụng làm sự xuất hành.
Thể khắc Dụng, xuất hành tốt được nhiều lợi lớn.
Dụng khắc Thể, đi ắt có họa.
Thể sinh Dụng ra đi ắt phá tài.
Dụng sinh Thể, ngoại tài vô lượng.
Thể Dụng tỵ hòa xuất hành tiện lợi.
Phàm xuất hành Thể nên thừa vượng và chư quái cần phải sinh Thể mới tốt.
Quái Thể mà Chấn Càn thì chủ đa động,
Khôn Cấn chủ bất động.
Tốn nên đi bằng thuyền,
Ly nên đi bộ hành,
Khảm phòng thất thoát,
Đoài chủ phân tranh (lộn xộn, khẩu thiệt)
12. CHIÊM HÀNH NHÂN
Chiêm hành nhân lấy Thể làm chủ, Dụng làm hành nhân.
Thể khắc Dụng, hành nhân về mà trễ.
Dụng khắc Thể, hành nhân không về.
Thể sinh Dụng, hành nhân chưa về.
Dụng sinh Thể, hành nhân sẽ tới.
Thể Dụng tỵ hòa, ngày về sắp tới.
Lại xem quẻ Dụng mà vượng lại phùng sinh thì hành nhân ở ngoài rất phong túc. Nếu phùng suy mà lại gặp khắc, ắt tại ngoại thọ tai.
Quẻ Chấn phần nhiều chẳng được an ninh,
Cấn thì bị trở ngại,
Khảm gặp nhiều hiểm họa,
Đoài thì càng lộn xộn phân tranh.
13. CHIÊM YẾT KIẾN
Chiêm yết kiến lấy Thể làm chủ chính mình, Dụng làm người mình muốn gặp.
Thể khắc Dụng hì gặp.
Dụng khắc Thể không gặp.
Thể sinh Dụng, có gặp cũng khó khăn lắm mà có gặp chăng thì cũng chẳng có lợi gì.
Dụng sinh Thể đối diện tương phùng, hòa đàm tương đắc.
Thể Dụng tỵ hòa, hoan nhiên tương kiến.
14. CHIÊM THẤT VẬT
Xem thất vật lấy Thể làm chủ, Dụng làm thất vật.
Thể khắc Dụng, tìm được nhưng phải chậm.
Dụng khắc Thể, tìm không được.
Thể sinh Dụng, rất khó tìm.
Dụng sinh Thể, tìm ngay được thấy.
Thể Dụng tỵ hòa, của không mất.
Lại xem Biến quái cho biết phương hướng nào:
- Biến quái là Càn thì tìm ngay phương Tây Bắc, hoặc trên lầu gác các công sở hoặc dấu ở bên kim thạch, hoặc dấu trong vật hình tròn, hoặc chỗ trên cao khỏi mặt đất.
- Biến quái là Khôn tìm hướng Đông Nam, gần ruộng vườn hoặc ở kho vựa hoặc chỗ gặt hái, hoặc chôn trong hang dưới đất hoặc trong đống gạch ngói hoặc trong đồ hình vuông.
- Biến quái là Chấn tìm về hướng Đông, gần chỗ sơn lâm, hoặc dấu trong bụi gai góc, hoặc gần chỗ trống chiêng, hoặc ở trong chiêng trống, hoặc ở chỗ ồn ào hoặc gần đường cái.
- Biến quái là Tốn tìm phương Đông Nam, hoặc gần chỗ sơn lâm, hoặc gần chùa chiền, hoặc tại vườn rau hoặc trong xe thuyền, hoặc dấu trong đồ bằng mộc.
- Biến quái là Khảm tìm phương Bắc, dấu gần ven nước hoặc gần kinh ngòi, mương rảnh, giếng ao hoặc gần chỗ để rượu, dấm hoặc ở chỗ có cá muối.
- Biến quái là Ly tìm phương Nam, gần lò bếp, hoặc ở gần cửa sổ, hoặc dấu ở nhà trống, hoặc gần chỗ văn thư hoặc ở chỗ có khói lửa.
- Biến quái là Cấn tìm phương Đông Bắc, gần chỗ sơn lâm, hoặc gần mé đường, hoặc chỗ đá sỏi hoặc dấu trong hang đá.
- Biến quái là Đoài tìm phương Tây, hoặc gần bờ ao giếng, hoặc trong đống vách tường đổ vở, hoặc trong nền hoang đổ nát, hoặc trong ao giếng bỏ hoang.
15. CHIÊM TẬT BỆNH
Chiêm bệnh thì lấy Thể làm bệnh nhân, Dụng làm bệnh chứng.
Thể quái nên vượng chẳng nên suy, Thể nên phùng sinh không nên thấy khắc.
Dụng sinh Thể chớ nên khắc Thể,
Thể sinh Dụng bệnh dễ lành.
Dụng sinh Thể bệnh khó khỏi.
Thể khắc Dụng không thuốc cũng lành.
Dụng khắc Thể tốn thuốc vô công.
Nếu Thể phùng khắc nhưng được vượng khí thì cũng còn hy vọng.
Thể ngộ khắc mà lại gặp suy, đoán chẳng được bao nhiêu ngày nữa.
Muốn biết có thể cứu được trong cơn hung thì xem có quẻ nào sinh Thể chăng.
Thể sinh Dụng, bịnh dây dưa liên sàng,
Dụng sinh Thể bịnh càng chóng khỏi.
Thể Dụng tỵ hòa ắt bịnh chẳng phải lo.
Muốn xem bịnh ngày nào khỏi hẳn, xét ở quẻ sinh Thể mà suy, muốn rõ thời kỳ lâm nguy, xét quẻ khắc Thể mà định.
Muốn biết bịnh cho uống thuốc gì, xét quẻ sinh Thể mà xử dụng như:
- Ly quái sinh Thể nên uống thuốc sắc chín.
- Khảm quái sinh Thể nên uống thuốc lạnh.
- Cấn thì ôn bổ, Càn Đoài thì dùng lương dược (thuốc mát).
Nếu có thuyết tin quỷ thần tuy không phải là đạo của Dịch, nhưng cũng không nói rằng Dịch đạo chẳng lưu tâm, hãy lấy lý mà suy, như có quái khắc Thể, tức biết được bịnh phạn quỷ thần.
- Càn quái khắc Thể, chủ Tây Bắc phương chi thần, hoặc binh đao chi quỷ, hoặc thiên thời hành khí, hoặc xung chính chi tà thần.
- Khôn thuộc Tây Nam chi thần, hoặc khóang dạ (ruộng đồng) chi quỷ, hoặc liên thân chi quỷ (quỷ ở cạnh nhà), hoặc phạm Thổ Thủy thần trong làng, hoặc phạm quỷ đạo lộ, hoặc phạm vô chủ chi quỷ.
- Chấn thuộc Đông phương hoặc Mộc hạ chi thần, hoặc yêu quái, hoặc bị ảnh hưởng chi thời.
- Tốn là quỷ Đông Nam, hoặc quỷ tự ải tự sát hoặc quỷ già tỏa trí mạng (bị xiềng xích mà chết, thắt cổ treo cây v.v...)
- Khảm là quỷ phương Bắc, hoặc Thủy thần, hoặc trầm mịch chi vong, hoặc quyết bịnh chi quỷ.
- Ly thì quỷ Nam phương, hoặc Dũng mạnh chi thần, hoặc phạm Táo tự, hoặc đắc tội Tổ tiên, hoặc bị Phần thiêu chi quỷ, hoặc bị quỷ đau sót mạng vong.
- Cấn là bị thần phương Đông Bắc, hoặc bị sơn lâm chi thần, hoặc bị sơn tiêu (yêu quái hiện người), mộc khách hoặc Thổ quái thạch tinh.
- Đoài thì phạm Tây Nam hoặc Trận vong chi quỷ hoặc Phế tật chi quỷ hoặc Vẩn kỉnh tường sinh (thắt cổ tự sát, xiềng xích mà chết) chi quỷ.
Trong Bản quái không có quẻ khắc Thể thì chớ nên bàn đến.
Lại có người hỏi: Chiêm bịnh mà gặp quẻ Càn Khôn, tức là quẻ Thiên Địa Bí thì đoán như thế nào?
Trong thiên hạ có sự dữ sự lành, nhờ chiêm bốc mà biết được sự trọng yếu.
Sự lý trong thiên hạ không có hình tích, dùng giả tượng để hiểu rõ cái nghĩa. Cho nên quẻ Càn, có lý chắc chắn để tượng trưng cho loài ngựa (mã), vậy cho nên phép chiêm bốc ngụ cái lý của cát hung, chỉ nhờ vào quái tượng để biện minh. Vậy quái tượng nhất định chẳng khác gì cái lý mà nếu không biết đạo biến thông thì chẳng bao giờ hiểu được sự nhiệm mầu.Dịch số là chỉ có biến dịch mà thôi: chí như hôm nay toán quẻ Quan Mai (ngắm bông mai), mà được quẻ Cách (Trạch Hỏa Cách) biết rằng sẽ có thiếu nữ bẻ hoa. Ngày sau quả thật có thiêu nữ đến bẻ hoa, có thể như vậy sao?
Hôm nay toán quẻ Mẫu Đơn, mà được quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) biết được vườn Mẫu đơn sẽ bị ngựa dẫm nát, ngày hôm sau quả thật có ngựa phá hủy vườn Mẫu đơn, thế sao?
Vả chưng quẻ Đoài không phải chỉ sở thuộc thiếu nữ mà thôi, cũng như quẻ Càn, cũng không phải chỉ sở thuộc ngựa mà thôi, có thể kẻ khác bẻ bông, và cũng có thể là một loài nào đó phá hủy vườn Mẫu đơn. Cho nên sự suy xét phải thật tinh vi, mới có thể định được cái sở thuộc về vật gì. Than ôi! Đạo chiêm bốc rất cần yếu nhất là biến thông, hiểu được biến thông tất đạt được Tâm Dịch cao siêu vậy.
CHIÊM BỐC TỔNG QUYẾT
Đại để phép chiêm bốc, sau khi đã bố thành quẻ rồi, trước hết xem xét Hào từ của Chu Dịch để đoán cát hung. Thí dụ:
Càn sơ cửu là rồng ở ẩn, nên mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ)
Cửu nhị là rồng xuất hiện tại điềnthì lợi gặp đại nhân, nên yết kiến quý nhân.
Thứ đến, xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc. Thể Dụng tức là cái thuyết Động và Tịnh:
- Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.
- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt.
- Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu.
Lại xem đến khắc ứng, như đương thời chiêm bốc:
- Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt.
- Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu.
- Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công.
- Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại.
Lại xét cái động tịnh của bản thân ta như:
- Ngồi: ứng sự chậm trễ,
- Đi: ứng sự mau,
- Chạy: ứng sự mau hơn nữa,
- Nằm: ứng sự chậm hơn.
Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy
Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:
- Cả hai nếu tốt thì thật là tốt,
- Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn.
Nếu một xấu, một tốt nên xét rõ quái từ với Thể Dụng, khắc ứng các loại mà đoán. Vậy nên phải xét suy cho đầy đủ, chứ không nên vịn vào một chi tiết nhỏ nhặt mà đoán được.
LUẬN LÝ VỀ CHIÊM BỐC
Phép chiêm bốc cần phải luận lý mới được đầy đủ, nếu cứ luận về số mà không luận đến lý, và nếu căn cứ một chi tiết nhỏ thì không thể linh nghiệm được.
- Tỷ như toán về sự ăn uống mà được quẻ Chấn, vì Chấn tượng trưng cho Long (con rồng), nếu lấy lý mà luận thì không thể nói rồng được, ta phải lấy lý ngư (cá gáy) mà thay vào.
- Còn như toán về thiên thời mà được quẻ Chấn tượng trưng cho sấm, nếu đương thời ta ở về mùa Đông, theo lý thì không thể có sấm được, nên ta phải kể là gió bão làm chấn động vậy.
Cho nên theo mấy thí dụ kể trên, cần phải xét lý cho tường, ấy mới phải đạo chiêm bốc thật sâu xa vậy.
TIÊN THIÊN VÀ HẬU THIÊN LUẬN
Đoán quẻ về Hậu Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán, tại sao thế?
Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái (quẻ), như vậy là chưa có Dịch Thư mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, mà chỉ chuyên lấy quái (quẻ) mà đoán thôi.
Còn Hậu Thiên trước tiên được quái (quẻ) rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau Dịch vậy, cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán.
Và cách bố quái (khí quái hay dàn quái) Tiên thiên không giống Hậu Thiên, như cách bố quái của Hậu Thiên mà số cũng bất đồng nhất (khác nhau), Nay nhiều người tính: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9; lấy những số ấy dùng để tính quẻ.
Vì Thánh nhân làm Dịch vạch ra quái (quẻ) đầu tiên lấy Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái thêm vào một bội số thì tự thành ra Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8; vậy chiêm bốc, bố quái hợp với những số ấy mà dùng.
Vả nay nhiều người bố quái Hậu Thiên phần nhiều không gia thời, lập được một quẻ chỉ lấy một Hào động, mà lại không dùng đến đạo biến thông. Vậy lập quẻ Hậu Thiên tất phải gia thời mới được. Lại như quái Tiên Thiên định thời ứng kỳ, thì lấy Quái khí:
- Như Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Dậu.
- Như Chấn, Tốn phải ứng vào Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn.
Hậu Thiên: Lấy số quẻ gia thêm số giờ (thời) tổng cộng để phân định ứng kỳ của sự việc, và phân ra bằng đi, ngồi, đứng, làm mau, chậm. Số quẻ gia thời đó, ứng được việc gần, mà chẳng có thể xét định việc xa hơn, nên phải hợp số cả Tiên Thiên và Hậu Thiên lại quyết đoán ứng kỳ vậy.
Vả lại phàm toán quẻ để đoán cát hung, mà thấy rõ sự lý, thì chỉ thấy được toàn quái, Thể dụng sinh khắc, với tham khảo luôn cả Dịch từ, vậy mới linh thông.
Ngày này theo quái Hậu Thiên không dùng tới Lục Thập Hoa Giáp, mà chỉ dùng giờ, phương, tốt xấu, bại, vong để trợ đoán mà thôi, và Lịch tượng tuyển thời (coi chọn ngày giờ) thì Chu Dịch lại càng không thích ứng, nên không dùng đến nữa.
THỂ DỤNG TỔNG QUYẾT
Như Dịch quái là phơi bày đạo chiêm bốc, thì lấy Dịch quái làm thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng để ngụ ý cho Động và Tịnh quái để phân chia chủ và khách ấy là cái chuẩn tắc của sự chiêm bốc.
Đại để cái thuyết Thể và Dụng là:
Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian của Sự và Thể, khắc ứng và Biến quái là kết quả
của sự việc. Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy.