Lễ Hội Quan Lạn được tổ chức vào ngày 10 tới ngày 20 tháng 6 âm lịch tại Bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 6 âm lịch - Lễ Hội Quan Lạn

Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 6 âm lịch - Lễ Hội Quan Lạn

Lễ Hội Quan Lạn

Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tới ngày 20 tháng 6 âm lịch (chính hội vào ngày 18 tháng 6).

Địa điểm: Bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Khánh Dư (tức Nhân Huệ Vương) là võ tướng nhà Trần.

Nội dung: gày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội. Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền.

Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách đình 1,5 km) về đình. Dưới bến, đôi thuyền đua tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt.

Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân đình, quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần, tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.

Lễ hội Quan Lạn diễn ra từ ngày 10 – 20/6 âm lịch, tại bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển.

Đây là dịp người dân huyện đảo Vân Đồn và du khách thập phương tụ hội về ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta đã bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời cũng là ngày hội cầu ngư của cư dân vùng biển. Và với người dân xã đảo Quan Lạn, đây còn là ngày hội làng để bà con, anh em lâu ngày xa quê có dịp gặp mặt nhau tại quê hương.Nét mới của lễ hội năm nay được người xem thích thú đó là chương trình biểu diễn múa lân của đoàn lân Từ Long Đường đến từ TP Hạ Long. Cùng với đó là các chương trình như giao lưu văn hoá văn nghệ, hoạt động thể thao và trò chơi dân gian… Điểm nhấn quan trọng được người dân và du khách chờ đón nhiều nhất tại lễ hội đó là phần thi bơi chèo truyền thống diễn ra giữa 2 giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ tại Bến Đình.

Trong tiếng reo hò náo nhiệt, tưng bừng khí thế, lễ hội Vân Đồn thực sự mang dấu ấn của một hội làng truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lễ Hội Quan Lạn Lễ Hội Quan Lạn ở Quảng Ninh các lễ hội trong tháng 6


Chòm sao Sư Tử Ý nghĩa sao Phi Liêm tổ sự vị trí trưng tượng Phật tại gia phong thủy tán tài Sao THIÊN LƯƠNG tiếng Sao thiên hỷ ánh nốt SAO thiên việt sao Thiên không luân sóng boi ten đàn ông Thiên Bình mơ thấy dòng nước chảy xiết cung xử nữ và tình yêu tướng vượng thê Chòm sao nam nặng tình cung sửu nghệ thuật xem tướng tổng quát diềm báo xem tướng miệng móm cách các hình dáng mũi quả báo khi uống rượu Tính người thích màu vàng ý nghĩa cái tên con giáp lười ngón giữa trăng hoa Sao phượng các Thien khong móng tay Sao hoa quyen đinh dậu 2017 nốt ruồi mỹ nhân năm xem tử vi 6 kiêng kỵ phong thủy cần Ngưu thay đổi vận mệnh Phi Hóa điền TẾT NGUYÊN ĐÁN international mothor earth day dương liễu mộc su tên cách xem phong thủy mồ mả thai am