Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa là ngày lễ được diễn ra trên toàn đất nước, Trừ tịch là mong muốn trừ bỏ những xui xẻo của năm cũ chuẩn bị đón năm mới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 29 tháng 12 Âm Lịch - Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa

Các lễ hội ngày 29 tháng 12 Âm Lịch - Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa

Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa

Thời gian: tổ chức vào ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch.

Địa điểm: Diễn ra trên toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Nội dung: Chiều ngày 30 hoặc 29 tháng 12 ( nếu là năm tháng chạp thiếu) sau bữa cúng tất niên, các bậc ông hoặc cha thường chỉ dẫn cho con cháu rắc vôi bột theo hình một cây cung. Những bộ cung tượng trưng này được bố trí chia ra làm bốn hướng đông, tây, nam, bắc và hai lối cổng trước sân và sau vườn nhà, mục đích là trừ tà ma khỏi đến quấy nhiễu. Và phía trước nhà dựng một cây cột tre cao hang chục sải tay gọi là cây nêu. Khi giao thừa đến, năm cũ vừa hết, năm mới bắt đầu, thì bà mẹ hoặc nàng dâu trưởng trong nhà cuộn hết các chiếu trải giường cũ đem cất đi và trải lại bằng cái chiếu mới tinh. Nghi thức này gọi là trừ tịch (trừ là bỏ đi, tịch là chiếu) tức là lễ thay chiếu.

Sau lễ trừ tịch, người chủ gia đình thường là ông bố bước ra sân làm lễ tạ trời đất. Mâm lễ cúng gồm: đĩa xôi nếp, một con gà trống non luộc chin, trầu cau, rượu, gạo, muối… được đặt lên một cái đôn (hoặc cái mâm, cái ghế) cao giữa sân. Lễ này mục đích là để tạ ơn trời đã cử ngôi sao thái tuế xuống hạ giới cai quản nhân gian năm đó. Tại đình làng, nơi thờ Thần hoàng cũng được mở cuộc tế “Tống cựu nghinh tân” nội dung gần giống như ở các gia đình.

Sau lễ trừ tịch và lễ tạ trời đất, gia chủ mỗi nhà mới kéo cờ lên đỉnh cột nêu. Có nhà dung 5 dải lụa với 5 sắc màu xanh, đỏ, trắng, vàng, đen tượng trưng cho ngũ hành, làm cờ nêu để khẳng định chủ quyền mảnh đất của mình đang sinh sống. Một số gia đình theo đạo phật thì cờ treo trên đình cây nêu được làm bằng các dải phướn có thêu chữ Phật ngữ, tức câu thần chú để trừ ma.Trong khi các bậc ông bà, cha mẹ làm các việc tâm linh thiêng liêng thì đám trẻ con trong nhà cũng được đánh thức dậy mặc quần áo mới để đón giao thừa.

Ngay sau lễ cúng giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình, đất nước một năm mới gặp nhiều may mắn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa lễ trừ tịch đón giao thừa


Nét tướng xấu kỹ sư tết Trung Thu dặt tên cho con Phòng Ngủ nhập hồn 史克威尔艾尼克斯 中国 SAO DƯỠNG TRONG TỬ VI ke giuong Huong ke giuong tu van phong thuy Lễ hội hợp phong thủy xem tu vi tron doi thiên mã hộp vị trí đặt bếp xem tướng dáng đi đàn ông con cá An sao tử vi Sao Bạch hổ điềm báo 22 chủ cô khắc phong thuy chiều vợ su nghiep cung bạch dương và tính cách đạt tèn nghĩa sao Quan Phủ đi tảo mộ Giải mã giấc mơ lich van nien ngay tot xau sao qua tu Xem tướng tượng phật nằm Tư vi tiền của trong nhà mệnh hỏa má ¹ cây cảnh các lễ hội trong tháng 7 tá µ 12 cung trong tử vi bùa chú chan may Từ bi ánh đèn Vật phẩm phong thủy cặp đôi xử nữ thiên yết Phòng thuy tử vi tháng mơ thấy cỏ sao thiên luong tủ mc phan anh tướng đàn ông Quan Thế Âm Bồ Tát