Chùa Bà Đá này bị vây quanh tứ phía, mặt tiền của chùa chỉ là ngõ hẻm nhỏ thông ra phố Nhà thờ, chen giữa nhà của tư nhân.
Chùa Bà Đá - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Bà Đá tọa lạc tại số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Chùa được xây năm 1056 dưới đời Lý Thánh Tông. Chùa được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn. Trong chùa có nhiều tượng gỗ. Chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhưng hiện diện cả hai hệ ý thức tín ngưỡng Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Chùa vốn là trường sở của Lâm Tế tông; hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong chùa có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Tại chùa hàng năm vẫn thường xuyên là nơi tổ chức các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trước kia trong chùa có Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời) được coi là một trong tứ khí của Hà Nội.

Truyền rằng khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) ở làng Báo Thiên Tự Tháp (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay) thì phát hiện được một pho tượng bằng đá hình dáng một phụ nữ . Dân chúng cho là thánh mẫu nên đã lập đền thờ ngay tại nơi đào được tượng và gọi là đền Bà Đá. Sau người làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì và thờ Phật. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá và tên chữ là “Linh Quang tự”.

Sang thời Pháp thuộc, đền bị cháy và pho tượng đá nguyên thủy bị hủy mất. Dân làng cho xây lại, rước một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá về thờ, thay thế tượng Bà Đá cũ. Vì đã qua mấy đợt tu sửa, Chùa Bà Đá không còn giữ được nhiều cổ vật. Lưu lại là một số di vật như hai quả chuông đúc vào triều Tự Đức Nguyễn năm 1873 và năm 1881, và một tấm khánh đồng đúc năm 1842.

Ngày 5 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, Phật tử. Trong cuộc gặp, ông đã nói “Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt”.

Chùa Bà Đá nay bị vây quanh tứ phía. Mặt tiền của chùa chỉ là ngõ hẻm nhỏ thông ra phố Nhà thờ, chen giữa nhà của tư nhân. Phía sau chùa là cao ốc nên diện tích đất chùa khiêm nhường. Dù vậy chùa đã được trùng tu, mái ngói lợp lại và một dãy nhà phụ thuộc bên cánh hữu được cất lại theo kiểu cổ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


mâm cỗ cúng ông Công ông Táo xem tướng bằng chỉ tay nữ tuổi tý Phúc Đăng Hỏa hợp với màu gì dưỡng thai nốt ruồi trên cơ thể đàn ông ngũ cung trong âm nhạc là gì tá µ cha tuổi thìn con tuổi ngọ làm ăn cung thiên bình nhóm máu o ngôi sao trong lòng bàn tay giuong ngu màu sơn móng tay Lễ Phật Đản phong thủy cho phòng học xem tử vi Luận tình yêu Ất Sửu và Canh mơ thấy hoa đào đánh con gì bính đôi tai cách trang trí phòng tân hôn đẹp tình duyên xem bói bàn tay Ý kỷ tỵ 1929 mệnh gì những chòm sao đẹp nhất Tam tong mieu bọ cạp sư tử tuan cúng ông Táo giá Sao Mộc Dục anh chàng mơ thấy cá heo quý nhân đào hoa Hướng giường ngủ bói tướng giàu nghèo Tuổi Tuất tộc người hiếu chiến nuôi mèo trong phong thủy nam tuổi dê hợp với tuổi nào giờ sinh phú quý cho người tuổi Tý thay đổi diện mạo giải phù vân yên tử Tranh thế tướng mặt người dễ li hôn hình xăm cho người mệnh mộc cách xem tướng qua bàn tay nam phong cửa sổ thủy tinh chòm sao kém may mắn trong tháng 10 con cÃƒÆ vinh hoa phú quý Giải mã giấc mơ thấy gián đức xem tử vi Từ dáng bàn tay phán ngay ra Sao Thiếu âm Dời ngày Phật nhập cõi Niết Bàn thùng gio tot gặp xui xẻo SAO PHà hôn nhân Dược Sư Phật xuáº