Chùa Lý Quốc Sư nằm ở số 50 phố Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa được trụ trì bởi Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm.
Chùa Lý Quốc Sư - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Lý Quốc Sư nằm ở số 50 phố Lý Quốc Sư, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa được trụ trì bởi Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm. Tư liệu lịch sử ghi chép, hiện nay thì chùa trước kia gọi là đền, thuộc thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Chùa được lập vào năm 1131 và mang tên Lý Triều Quốc Sư là tên của Thiền sư Minh Không (1066 – 1141).

Vào đời Lý, ba Thiền sư có pháp thuật cao cường là Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không. Thiền sư Minh Không thuộc phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci). Năm 1138, Thiền sư đã chữa khỏi bệnh điên hóa hổ của vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc sư.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần, đặc biệt là năm 1674 và 1855 mà di tích là những pho tượng thờ còn ở chùa. Năm 1946, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1954, Hòa thượng Thích Thanh Định về trụ trì đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa.

Từ năm 1992 đến nay, Thượng tọa trụ trì Thích Bảo Nghiêm đã nhiều lần tổ chức trùng tu ngôi chùa. Ngày 05-6-2000, Thượng tọa đã cho khởi công trùng tu ngôi đại hùng bảo điện thanh thoáng, trang nghiêm. Thượng tọa trụ trì đương nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố Hà Nội.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. các tượng thờ được đặt ở hai gian nhà. Tượng đức Phật A Di Đà được tôn trí ở chính giữa gian trước. Hai bên đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Phía trước là các tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm tọa sơn, Bồ tát đản sinh (tòa Cửu Long) và Nam Tào, Bắc Đẩu.

chùa lý quốc sư
Nét kiến trúc trạm trổ của chùa

Gian nhà sau, chính giữa là điện thờ Thiền sư Minh Không. Phía sau tôn trí tượng Tam Thế Phật. Đặc biệt ở đây có thờ các tượng Thiền sư Giác Hải, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và tượng thân phụ, thân mẫu của Quốc sư Minh Không, được đắp nổi trên bia đá vào năm 1674; tượng gia đình quan huyện Thọ Xương được tạc bằng gỗ năm 1855.

Ở sân chùa có một cột trụ bằng đá cao 2,4m. Ở đỉnh trụ đặt thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Thân cột đá có các trang trí hoa sen, hoa cúc … vòng quanh cột theo phong cách nghệ thuật Hậu Lê. Ở đền Lý Quốc Sư, các nhà sư trong đền thường xuống đường, mở rộng cổng đền phục vụ cơm chay. Người đến ăn “chay” có cả người Việt lẫn người nước ngoài, ngày càng đông. Phố Lý Quốc Sư ở Hà Nội là con phố độc đáo, nhất là ẩm thực.

Chùa Lý Triều Quốc Sư là ngôi chùa danh tiếng ở thủ đô xưa nay. Hàng năm, chùa đón hàng vạn Phật tử, du khách đến sinh hoạt, lễ bái.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


quẻ Sao Dia giai hướng phòng Văn cúng xem tuổi đinh tỵ hợp màu gì tuoi Hoa cúc Tướng nốt ruồi cản trở sự nghiệp người tuổi Thìn Doanh mai ý nghĩa sao đổi tuổi Tý cung Xử Nữ 6 kiêng kỵ phong thủy cần thiết với cách đặt bát hương quà bi mat kiểu nhà không tốt Thanh Minh kiêng kỵ nhà bếp xem tử vi Xem tuổi vợ chồng theo bản mơ thấy con ngỗng màu phòng ngủ cho bé Vận Tính cách ảnh hưởng đến sự nghiệp mơ thấy bàn thờ bốc cháy xem tướng đầu và trán cung ma kết và xử nữ tính cách qua cà phê nam 1973 Đặt tên con gái Li yếu tố phong thủy hủy hoại sự nghiệp tháng 7 cô hồn xem tử vi Phong thủy phòng ngủ và những lông mày tướng mơ thấy sư tử dao Quả Tú tướng khắc khổ lịch tình yêu của người tuổi tuất nhóm máu tuổi kỷ hợi Đá nổi số phong tuc sao thiên riêu vượng địa thụ Năm 2019 mạng gì sự nghiệp thành công tướng đàn ông đa tình xem tử vi Phương pháp xem tử vi của Tuổi Thân tam linh tranh treo Phủ giấc mơ quỷ dữ tuoi dau tranh Thà Gi bảo bình chia tay Cấm kị quà tặng theo phong thủy