Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi.
Chùa Sóc Thiên Vương - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sóc Thiên Vương thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy núi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh và những xóm làng trù phú. Chùa đã được xác lập kỷ lục: Ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa nằm trong khu di tích đền Sóc. Tục truyền, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận. Nhân đó, người dân lập đền thờ.

Ngôi chùa được lập từ lâu. Tài liệu của chùa cho biết, theo sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị Thiền sư trụ trì chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 4. Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại Sư. Đến cuối đời Lý, chùa có hai vị cao tăng trụ trì là Thiền sư Trường Nguyên (1110 – 1165) và Thiền sư Nguyện Học (? – 1181) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 10.

Chùa nay đã bị hư hỏng. Năm 2000, Đại đức Thích Thanh Quyết đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa và cho đúc pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.

Bảo tượng được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng được thực hiện trong vòng 18 tháng với trọng lượng 20 tấn đồng đỏ đúc liền khối, đài sen cũng bằng đồng đúc liền khối với trọng lượng 10 tấn. Tượng có chiều cao 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m. Nếu tính cả bệ đá thì Đại tượng có chiều cao 8,4m.

Chùa được xây dựng lại trên sườn núi Non, phía Nam núi Nhà Bia. Tòa chánh điện có diện tích 260m2, cao 14m. Đại đức Thích Thanh Quyết cho biết 30 tấn đồng đúc tượng được mua từ nước Singapore, 600m3 gỗ lim mua ở nước Lào, 30m3 đá xanh mua ở Thanh Hóa, dùng kiến thiết ngôi chùa di tích là đất địa linh và là chốn Tổ đình xa xưa (trích thông tin từ Tạp chí Thế giới Phụ nữ số 37, ngày 14 – 10 – 2002).

Chùa Sóc Thiên Vương
Tượng phật thích ca bằng đồng lớn nhất thời bấy giờ

Đặc biệt, trong chính điện các cây cột chính đều bằng gỗ lim, có đến 80 cột lim có chiều dài khoảng 13m, với đường kính mỗi cây khoảng 35cm. Số gỗ lim này tương đương với 600m3 gỗ. Đây là ngôi chùa có số cột gỗ lim trong chính điện nhiều nhất.

Chùa Sóc Thiên Vương và khu di tích Đền Gióng là địa điểm du lịch, lễ phật nổi tiếng trong cả nước. Năm 2004 cũng tại nơi địa linh khí tú này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng cử hành đại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo tăng tài cho đất nước.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


quầy lễ tân đẹp Giản hạ Thủy hóa giải phong thủy cho phòng ngủ người có tai nhỏ Xem bói nhìn ngón tay đeo nhẫn để đoán mơ nhổ răng Giai mộng Hội Cống Yên kinh doanh SAO HÓA QUYỀN TRONG TỬ VI nạp âm di giấc mơ mỹ của tôi xem tướng đầu hai xoáy voi cách 12 chòm sao tiêu tiền kiếm được tiền vì kế sách và cạnh bếp theo tuổi Tính cách tuổi Mão cung Xử Nữ cây kim tiền có độc không 4 con người các loại trần nhà bằng nhựa bói sự nghiệp và tình yêu người mệnh Khảm hợp hướng nào TrÒ Xem tử vi tây phương trọn đời cung Sao tham lang ở cung menh dóng nốt ruồi trên mặt Sao Thiên Khốc ở cung mệnh xem bát tự luận số mệnh các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc điều kiêng kỵ khi mang thai mẹo phong thủy sớm tăng lương xem boi Sao Phục Binh ở cung mệnh Bát quái cách xem tuổi làm nhà năm 2014 dấu hiệu cải vận con giáp sinh ra làm sếp Tuổi Thìn thờ Phật nào Hội Kén Rể Hợp tác kinh doanh của người tuổi Dậu Cách lựa chọn thạch anh hồng hợp mệnh Coi tướng lông mày của người phụ nữ tranh phong thủy cho người mệnh mộc chong tuoi suu vo tuoi mui không được phạm phải Bình Địa Mộc là gì cách sống hạnh phúc tình duyen lận đận ba hoa bảy ốc thì giàu phẩm chất may mắn về tiền bạc Tử vi tuổi tỵ Nam La Hầu nữ Kế Đô Hội Rước Kẻ Gía