Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi
Chùa Sủi - Gia Lâm - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Sủi có tên gọi khác là Đại Dương Sùng Phúc tự. Làng Phú Thị trước kia có tên là “làng Sủi” nên chùa được nhân dân nơi đây thường gọi là chùa Sủi. Thời Lý – Trần, các vua thường qua đây ngủ đêm để ngóng mộng, chờ thông điệp của thánh thần. Hiện tại ở chùa còn 1 chiếc khánh đá hơn nghìn năm tuổi. Chùa vừa được trùng tu lại năm 2006, nằm trong cụm đình – chùa – đền (thờ Ỷ Lan nguyên phi) tọa lạc tại làng Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Chùa Sủi được xây dựng từ rất sớm (không rõ cụ thể năm nào). Năm 1066, Nguyên phi Ỷ Lan về đây cầu tự sinh thái tử Càn Đức, rồi cho xây dựng lại và hoàn thành vào năm 1115.

Chùa được xây dựng theo hướng phía trước có hình chim Chu Tước, có đường thiên lý thông xuống phía Nam, phía sau có hình chim Huyền vũ, có thôn gồm muôn nhà trấn bên ngoài, bên trái có hình rồng xanh trùng trùng hướng về, bên ngoài có hình hổ cuồn cuộn chầu tới. Chùa xây theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung và hai dãy hành lang (mỗi bên 7 gian), đầu hai hành lang giáp với tiền đường là 2 lầu tám mái treo chuông đồng, khánh đá.

Chùa có số lượng tượng lớn và có niên đại tạo tác từ thế kỷ 17, 18 và 19. Trong số 73 pho tượng cổ có nhiều tượng có giá trị thẩm mỹ cao, tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lê, Nguyễn. Phong cách tạc tượng mang nhiều nét dân gian, có vẻ đẹp dung dị của nền nghệ thuật dân gian cực thịnh vào thế kỷ 17, 18.

Khánh đá lớn có từ năm Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), chuông đồng lớn treo trên lầu tám mái phía Tây mang niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) thời Tây Sơn.

Từ 1992 đến 2005, Đại đức Thích Thanh Phương – trụ trì chùa đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đại trùng tu toàn bộ ngôi chùa và đền gồm: Đại điện, Tổ đường, Niệm Phật Đường và các công trình khác theo lối kiến trúc cổ truyền, hiện chùa còn lưu giữ một số cổ vật như; cổ chuông, khánh, ván, kinh. . . Chùa Sủi được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 21 tháng 1 năm 1989.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


hạ mat tủ tu vi Xem bói tình yêu người có sự xem tử vi 12 cung hoàng đạo và những khai nhãn ngôi xem tử vi Điểm danh top 4 con giáp may mắn ngày tốt để cải táng cô nàng Song Ngư mơ thấy bị chó cắn chảy máu 2015 nằm mơ thấy cầu hôn giet phong thủy cho người độc mông đàn ông quỷ cÔNG sự nghiệp tuổi tý cung thiên bình xem van han anh phong thủy cấm kị ghế ngồi máy tính bàn 1 phong thủy chùa hình vẽ trái tim tiết lộ quan niệm về ánh sáng phòng khách giac điều nên nhớ trước khi yêu Xử Nữ cách giải lá số chọn ngày mua xe tuổi quý hợi Xem tuổi tình yêu Bính Dần và ba tuổi A Giáng mơ thấy băng tuyết hình xăm cá chép hóa rồng có ý nghĩa gì Sao Thiên Qúy tiết Xử Thử Ngón tay xem tử vi Đoán tính cách của bạn thông hiện tượng tâm linh thái dương cải tạo mặt tiền nhà phố Tham Đào đại học công nghiệp hà nội phong thủy nhà ở Tam hợp Tứ hành xung là gì hình xăm hợp mệnh bếp ga âm fagor scm 2sb chỉ số bôn bạch dương nam và sư tử nữ ngưỡng cửa và màu sắc thảm trải sàn Ý nghĩa sao bệnh độ dài chân hương Lễ Nguyên Tiêu