Đền Cao An Phụ nằm tại xã An sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đền Cao An Phụ có tên gọi khác là đền An Sinh Vương Trần Liễu tên chữ là An Phụ Sơn Từ
Đền Cao An Phụ - Hải Dương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Cao An Phụ nằm tại xã An sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đền Cao An Phụ còn có tên gọi khác là đền An Sinh Vương Trần Liễu tên chữ là An Phụ Sơn Từ. Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Ngôi đền nằm trên đỉnh cao của dãy An Phụ được ví như dải lụa điểm xuyến cho bức tranh đồng bằng Bắc Bộ.

Lịch Sử: Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211), là anh ruột vị vua đầu tiên của Triều Trần, Trần Thái Tông tức Trần Cảnh (1225-1258), quê hương ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nay là xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm (1237), triều đình cắt đất các xã An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Hưng, An Bang, ban cho Hoài Văn Hầu Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh Vương. Tháng 4, năm Nguyên Phong thứ nhất (5/1251) An Sinh Vương Liễu mất, thọ 41 tuổi. Sau khi mất ông được lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, nơi đây sơn thủy hữu tình, được sử sách ca ngợi là một trong những cảnh đẹp đáng du ngoạn. Phía Đông Băc nhìn về dãy Yên Tử, Phía Tây Bắc là Động Kính Chủ; Phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông.

Kiến Trúc: Đền Cao An Phụ được xây dựng từ thời Trần, các công trình kiến trúc hiện nay được trùng tu, tôn tạo, khôi phục nhiều hạng mục, mở rộng phạm vi khu di tích xứng với tầm vóc của danh nhân: như đền chính, nghi môn ngoại, nghi môn nội và công trình văn hóa như chùa Tường Vân, tượng đài Trần Hưng Đạo.

Đền Cao tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ. Nơi đây phong cảnh hữu tình được ca ngời là một nơi đáng để du ngoạn. Phía Đông Bắc nhìn về là dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Lục Động, có dòng Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi, phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông.

Lễ hội được tổ chức ngày mùng 1 tháng 4 (âm lịch), kỷ niệm ngày mất của ông, nhân dân thập phương rước lễ vật về đền tế lễ… Ngoài lễ hội chính, đền Cao có quan hệ mật thiết với khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, do vậy trong hai kỳ lễ hội tại Côn Sơn – Kiếp Bạc (xuân, thu nhị kỳ) đông đảo khách thập phương hành hương về thắp hương tưởng niệm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


cuộc con ẩn tuổi bố tốt hay xấu phúc báo xem tử vi Dòm mặt để bắt hình quỷ dẫn đường cách chế và hóa giải hướng nhà xấu Thuật phong thủy bảo vệ tài sản thiên khốc hộp văn khấn tổ tiên danh khó nuôi con cam ky bố trí bàn làm việc cho người tuổi Sao Tuyệt hòn dan ong tác dụng xung khắc Thứ kien truc cuoi xem tướng người sống thọ KHi Cung hình dáng móng tay nói lên điều gì màn cung kim ngưu nữ và song tử nam Sao Thái Âm khan tý cách hóa giải giường ngủ trên bếp những con số 0 bï ½ tưvi giá xem tu Giáp kỷ thời tiết lang tuỏi tích đức Khái Quý Sửu 23 Mua đất cung Nhân Mã nữ cặp đôi song tử và ma kết sô pha giải mã giấc mơ thấy gà vịt chuyện tình yêu buồn chết đi sống lại Từ vi trọn đời cãƒæ tuổi hợi Xem boi hũ gạo xem tử vi Hướng đặt bàn thờ thần tài