Đền Sóc nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Sóc dưới chân núi Vệ Linh một danh lam thắng cảnh nổi tiếng
Đền Sóc - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền Sóc nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km về phía Bắc, khu di tích đền Sóc dưới chân núi Vệ Linh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được Bộ Văn Hóa Thể Thao xếp hạng năm 1962. Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.

Lịch Sử: Đền Sóc Bắt nguồn từ ngôi miếu thờ nhỏ mang tên Đổng Thiên Vương và chùa Non Nước đã được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hoàng để làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt, một lần Lê Hoàn (Lê Đại Hành) cùng các tướng sĩ trên đường hành quân chống giặc Tống xâm lược, vua tôi nhà Tiền Lê vào làm lễ cầu thánh Gióng phù hộ. Trong trận chiến, quân Tống thua to, khi quay về vua Lê Đại Hành vào lễ tạ rồi sai người tìm gốc trầm hương làm tượng thần và xây dựng thành khu đền uy nghi. Đồng thời phong thêm hai chữ “Phù” và “Thiên”, tên của ngài được thờ tại đền Sóc là “Phù Đổng Thiên Vương”.

Kiến Trúc: Khu di tích đền thờ thánh Gióng được xây dựng từ hơn nghìn năm trước với nhiều công trình lớn như đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, nhà bia và văn bia, chùa Đại Bi, khu vực hành lễ và tiếp khách. Đền Hạ hay đền Trình thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn trong thế ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, nét mặt uy nghi, oai vệ. Tương truyền đó là thần Nứa, vị thần đã cho phép thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời nên nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ bức tượng.

Qua đền Hạ là đền Mẫu. Đây là nơi thờ mẹ thánh Gióng. Ngôi đền tuy nhỏ nhưng cũng thật xinh xắn với những nét chạm trổ tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”. Trong đền, tượng Mẫu với nét mặt hiền từ khoan dung được sơn son thếp vàng; bên ngoài còn có giếng Mẫu với màu nước trong xanh.

Đền Thượng thờ Đức Thánh Gióng gồm nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại bái được trang trí đẹp, bày biện đồ tế lễ, nhiều câu đối, lọng vàng, lọng tía và đôi hạc chân có đường nét hoa văn tinh xảo. Hậu cung thờ thánh Gióng là một bức tượng khá lớn bằng gỗ trầm hương, khoác áo bào đỏ, khuôn mặt phương phi, quả cảm. Bên cạnh còn có 6 vị thần đã có công giúp ông đánh thắng giặc, gìn giữ đất nước.

Hội Gióng Sóc Sơn (hội Đền Sóc) được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại. Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội với sự góp mặt của 54 tổng, 124 xã với nhiều lễ, hội như lễ rước voi, tiễn ngà voi, tiễn hoa tre, khiển tướng… Du khách đi dự lễ hội trở về thế nào cũng phải có trong tay những túm hoa tre nhuộm phẩm xanh, phẩm đỏ để lấy phước, cầu may cho mình trong năm mới. Ngoài dịp này, du khách còn đến trẩy hội khá đông trong 3 tháng mùa xuân và 3 tháng cuối năm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Tứ trụ ram thang bay sao thiên tài trong lá số tử vi mơ thấy bị ong đốt nhà Nho 24 sơn hướng bạch dương nam và bạch dương nữ các cung hoàng đạo nhóm đất Hội La Vân đàn ông có nốt ruồi ở bộ phận sinh báo giá gốm sứ ck trá Anh bếp cung nam nữ tập cận bình từ điển tử vi Ý nghĩa sao Tả Phù Ông Tam tong mieu đàn bà có tướng vượng phu cá tháng tư mơ thấy máy bay bị cháy Tướng lạ về bàn chân của Đức Phật tài lộc của người tuổi Thìn cây chết Hội Cầu Trâu xem ngày sinh cách trồng hoa ở ban công Đào Đặt tên vat thiền sÃƒÆ Lâm CA nhâm dần cất nóc đàn ông bạch dương phụ nữ sư tử cách giải oan gia trái chủ Xem số đào hoa của người tuổi Mùi cảm phản Thất nghĩa sao phong tục cổ truyền nhà đối diện 1 giao lộ Tuổi Dậu và những tương hợp trong tình tướng mắt phụ nữ Sao hoá khoa mơ thấy cá sấu ăn thịt ngón vô danh Cầu danh Đàn LテΠェ chuyện tình cảm chuyển nhà kiêng đốt đồ gì đại kỵ trong phong thủy Ngà lễ vu lan giải mã các hiện tượng tâm linh