Đền Trần Hưng Đạo ở phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thì đây là ngôi đền to nhất ở phía Nam.
Đền Trần Hưng Đạo - TP Hồ Chí Minh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong số nhiều ngôi đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo thì đây là ngôi đền to nhất ở phía Nam.

Đền Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1932, trong một khuôn viên rộng lớn của chùa Vạn An cũ. Đến năm 1957, theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, Hội Bắc Việt tương tế đã khởi công xây dựng lại đền vào ngày 28 tháng 7, và hoàn thành vào ngày 11 tháng 7 năm 1958. Về sau, đền còn được tu bổ nhiều lần.

Đền có 3 cổng trông ra đường Võ Thị Sáu. Ngay đầu sân là bức tượng Trần Hưng Đạo uy nghi bằng xi măng màu vàng đen. Cổng chính chỉ mở vào ngày rằm, ngày 30 (âm lịch) hằng tháng, và những ngày có lễ hội lớn trong năm. Hằng ngày, khách đến viếng thăm bằng cổng phụ. Qua cổng chính là một khoảng sân rộng lát gạch. Ở đầu sân, có đặt một pho tượng Trần Hưng Đạo bằng xi măng cốt sắt.

Đền được xây theo hình chữ “Đinh” rộng 200m2, có 3 dãy cửa liền nhau trông ra sân. Trong đại sảnh có nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi tài năng, đức độ và những chiến công hiển hách của người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông cuối thế kỷ 13.

Trong đền còn thờ các vị tướng lĩnh có công với nước ở đời nhà Trần như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Ở nơi thờ chính có tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng trong tư thế ngồi cao 1,70m, do thợ đúc đồng Ngũ Xã đúc năm 1957. Phía trái là bàn thờ đặt bài vị hai người con gái của Trần Hưng Đạo. Bên phải thờ bốn người con trai. Bên phải sân đền là nhà bảo tàng nhỏ, trưng bày một số hiện vật, văn bản, bản đồ, đoạn trích bài hịch của ông.

chính điện
Chính điện đền

Bên cạnh các hạng mục trên, bên phải sân đền (ngoài cổng nhìn vào) còn có nhà “Trưng bày lịch sử đời Trần” được xây kiên cố. Bên trong ngôi nhà trưng bày một số hiện vật, như văn bản, bản đồ, đoạn trích bài hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, v.v…

Hằng năm, đền thờ đều có tổ chức các ngày lễ lớn, trong số đó có lễ giỗ (20 tháng 8 âm lịch) và lễ sinh (10 tháng Chạp âm lịch) của Trần Hưng Đạo,…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Khí nháy mắt trái Điểm bao mệnh Hải Trung Kim lá số tử vi của Quang Trung Sao phi liem đồi mat hỏa ngÃ Æ các cách trong tử vi răng cửa tủ cách cúng sao giải hạn Lục Thập Hoa Giáp chiều dài giấc mơ về nụ hôn hàng vận mệnh người tuổi Nhâm Ngọ Tình duyên tuổi Giáp Tý Lục Thập Hoa Giáp của Quý Tỵ oan lối canh ngọ mẹo Lễ Nguyên Tiêu mơ thấy thỏ sao luật nhân quả báo hiếu phong thủy huyền không phi tinh Lục Thập Hoa Giáp của Giáp Tuất người tà dâm xem nhÃ Æ Chòm sao độc lập Lục thập hoa giáp của Giáp Thìn mộ kết 6 cõi của Phật giáo Lục Thập Hoa Giáp của Đinh Dậu quy luật nhân quả Bái Phật coi tướng số bàn tay o cách an sao tử vi Van Hỏi TẾT vận mệnh người tuổi Bính Thìn Quý dau vận mệnh người tuổi Nhâm Dần Lục Thập Hoa Giáp của Canh Thìn khÒ Thành Lục Thập Hoa Giáp của Bính Thân cự môn