Con rắn là biểu tượng của làng, nghề nuôi rắn là nghề cơ bản hoặc duy nhất của nhiều gia đình. Lệ Mật thực sự trở thành trung tâm giao dịch về rắn của toàn
Làng rắn và lễ hội Lệ Mật

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lịch sử làng rắn

Tương truyền, vào đời Lý Thái Tông (1028 - 1054) có một công chúa thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống). Một ngày nọ, không may công chúa bị đắm thuyền và chết đuối, mọi người tìm mãi mà chẳng thấy xác. Vua ra lệnh nếu ai vớt được thi hài công chúa thì sẽ phong chức tước và thưởng công to.

Lễ hội làng Lệ Mật

Rất nhiều quân sĩ của  triều đình cùng thanh niên trai tráng các làng xã tham gia tìm kiếm nhưng không có kết quả. Duy chỉ có chàng thanh niên họ Hoàng làm nghề bắt rắn ở làng Lệ Mật, thông minh can đảm, thạo nghề sông nước đã kiên nhẫn kiếm tìm. Chàng trai dũng cảm chiến đấu với thủy quái giữa dòng nước xoáy, cuối cùng chiếm lại và đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ.

Vua giữ lời hứa, phong cho chàng làm quan trong triều và ban thưởng nhiều vàng bạc gấm vóc quý khác. Vì không màng danh lợi nên chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật và mấy làng lân cận sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Được vua ưng thuận khuyến khích, chàng dẫn dân chúng Lệ Mật vượt dòng Nhị Hà (sông Hồng) sang khai hoang miền đất phía Tây Thăng Long. Dần dần, vùng đất ấy trở nên trù phú, được coi là nơi cung cấp sản vật chính của kinh đô. Theo thời gian, khu đất này mở rộng thành 13 trại ấp mà sử sách vẫn gọi là khu “Thập tam trại” (nay thuộc địa bàn quận Tây Hồ - Hà Nội).

Còn tại quê nhà, dân làng Lệ Mật coi chàng là người con ưu tú nhất đã làm vẻ vang truyền thống địa phương. Sau khi chàng mất, họ lập đình thờ chàng, suy tôn là Đức thánh Hoàng - vị thần bảo hộ, chống lại bọn ác thần, đem lại yên bình, thịnh vượng cho làng xã và ban phúc đức cho mọi người. Theo gương chàng, dân chúng Lệ Mật ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, chế thuốc còn giữ vững, phát triển mạnh nghề nuôi, bắt rắn.

Ngày nay, Lệ Mật là một làng sầm uất, vừa cổ kính vừa hiện đại, nằm ở góc giữa quốc lộ 1A với quốc lộ 5, thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 7km về phía Đông Bắc. Nơi đây có rất nhiều người thợ, nhiều dòng họ giỏi việc bắt rắn, đặc biệt là họ Nguyễn và họ Trần.

Con rắn là biểu tượng của làng, nghề nuôi rắn là nghề cơ bản hoặc duy nhất của nhiều gia đình. Lệ Mật thực sự trở thành trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc, đồng thời là làng rắn nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. 

Lệ Mật tưng bừng lễ hội tháng 3

Đình thờ Đức thánh Hoàng nằm ở rìa phía Nam làng Lệ Mật, bên bờ Nam sông Đuống. Tại đây, vào tháng 3 âm lịch hàng năm, dân khu Thập tam trại cũ và du khách bốn phương kéo về mang theo hương hoa, lễ vật, vừa để thăm viếng quê gốc, vừa để cùng dân địa phương dự lễ hội tưởng niệm chàng trai họ Hoàng.

Lễ hội được tổ chức rất rầm rộ, công phu với sự chuẩn bị trước từ nhiều tuần. Các nghệ nhân trong làng tập trung làm hình nộm một con rắn khổng lồ (tượng trưng cho thủy quái). Các lực sĩ của làng được lựa chọn vào việc múa rắn và đóng vai chàng trai họ Hoàng. Một thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn đóng vai công chúa. Tất cả tập dượt kỹ càng chờ đón buổi biểu diễn.

Vào ngày chính hội (ngày 23 tháng 3 âm lịch), khắp trong và ngoài đình trang hoàng lộng lẫy, cờ quạt dàn bày đủ loại, đèn nến sáng rực, khói hương nghi ngút. Người ta đánh cá ở ao đình làm gỏi, múc nước từ giếng đình để làm lễ vật cúng dâng thần.

Sau các nghi thức nghiêm trang được cử hành qua giờ phút thiêng liêng nhất, thời điểm được coi là lúc Đức thánh Hoàng giáng hạ, đem điều lành và hạnh phúc đến cho dân làng. Mọi người đổ ra đứng kín quanh sân đình, háo hức xem diễn sự tích “chàng trai họ Hoàng đánh thủy quái, cứu công chúa”.

Con thủy quái mang dáng hình rắn độc, vẻ mặt dữ tợn, đang uốn khúc, nhe nanh như chực nuốt tươi nàng công chúa mỹ miều. Chàng trai họ Hoàng thân hình cường tráng, tay cầm chắc chiếc rìu, lao tới tấn công, tìm cách chém đầu thủy quái bằng những động tác điêu luyện, vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển. Đây là miếng võ đã được nghệ thuật hóa gần như múa dân gian, trông rất đẹp mắt, hấp dẫn. Qua nhiều hiệp đấu, cuối cùng với lòng dũng cảm và sự thông minh, kiên trì, khéo léo, chàng trai họ Hoàng đã hạ gục thủy quái, cứu được công chúa trong tiếng reo hò, tiếng vỗ tay vang dội tràn đầy vui mừng và cảm phục của khán giả.

Sau cuộc biểu diễn, người ta còn tổ chức thi rắn to, rắn lạ, tham gia những đám rước hoặc tụ tập quanh người già nghe kể về bí quyết bắt rắn, nuôi rắn, khai thác nọc, chữa rắn độc cắn… Du khách có thể được thưởng thức các món đặc sản chế biến từ thịt rắn và khoan khoái nhất là được nhấp ly rượu rắn hăng hắc, ấm nồng, ngây ngất men say tình người Lệ Mật trong hương vị mùa xuân.

(Theo Dantri)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Làng rắn và lễ hội Lệ Mật


văn thù bồ tát Lóng phim tình yêu và đam mê tuổi hợi ma kết 12 cung hoàng đạo và những tật xấu khó nhà ở Địa Không Địa Kiếp Hóa diệu Sao Kình dương hòn mẫu thiết kế phòng khách hiện đại tử vi tuổi bính dần 1986 năm 2015 tẠ mỘ Xem ngày đẹp bệnh gan bị nhiễm mỡ Sim giãƒæ A Di Đà Phật các bước luận đoán lá số tử vi DAT TEN CHO CON xuất thân bần hàn thủy quái Giờ xuất hành các tuổi hợp với quý dậu Cây phát tài phật thiết kế ngày tướng gò má cải hoi tại sao cầu bạch dương tên con trai thị chet xem tay tùng chuyen Sao Phục binh hòa điềm Môn Đoán Quá Vó nha Lời đã biết không còn tình yêu mới đến xem tướng con trai cười hở lợi thổ Cụ xem tướng lông mày phụ nữ đệ Nội Chà Phá CA CH GIAN PHI CA C SAO GIAN PHI