Lễ Đền Bà Chúa Kho. Khách thập phương đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Tham khảo bài viết để biết văn khấn lễ đền Bà Chúa Kho.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Ý nghĩa:

Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

2. Sắm lễ:

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

4. Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

- Con xin kính lạy Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh.

- Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

- Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

- Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

- Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.


- Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:....................Ngụ tại:........

Ngày hôm nay là ngày.................................

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

văn khấn lễ đền bà chúa kho


cột điện trước nhà tai trung y chú giàu Sao THIÊN PHỦ tuong so Máy tính trong phòng ngủ Vân người tuổi dần mệnh hỏa ngay sinh Điều tháng cuối năm cách đặt tên quán ăn ngồi thiền Luoc tướng cổ 3 ngấn dịch học văn khấn giải hạn sao thái âm họa từ miệng tu vi Đặt tên cho con hợp phong thủy 2016 Hỏi ấm Tử vi tháng 6 năm 2016 con giáp ổn định giải đáp giấc mơ thấy mưa nữ mạng tuổi quý hợi diếu khách mỹ hung cát tinh Học tử vi Dịch vụ đặt tên cho con cách tính ngày giờ tốt để xuất 12 con giáp trong tiết Đại Tuyết cằm chẻ đẹp hay xấu lễ nhập trạch Thế vị trí đặt bếp theo phong thủy Bích Thượng Thổ hợp với tuổi nào Sự nghiệp của người tuổi Dần Lieng ngón tay cái Mộ phần và cuộc sống khoc tướng tiểu nhân đại hải thủy Sơn Hạ Hỏa bán tranh ảnh treo tường Sao Hóa lộc lịch ngày tốt Sát Phá lang