Làm thế nào để đạt được nguyện ước giữa cuộc đời nhiều sóng gió nhiễu nhương? Nghe lời Phật dạy làm người lương thiện, ắt có thêm suy ngẫm.
Phật dạy làm người: Lương thiện là việc không cần cố gắng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Cha mẹ sinh con chỉ mong con lớn lên thành người lương thiện, bản thân trưởng thành chỉ mong sao giữ vững được phẩm chất, thành người lương thiện. Vậy làm thế nào để đạt được nguyện ước giữa cuộc đời nhiều sóng gió nhiễu nhương? Nghe lời Phật dạy làm người, ắt có thêm suy ngẫm.   Phật giáo cho rằng, lương thiện cũng là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện thì cần có sự hiểu biết, phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất là lương thiện.   Phật dạy làm người lương thiện, nhất định phải nhớ 3 điểm này:  

1. Không tranh cãi với người khác


Phat day lam nguoi Luong thien khong can co gang
 
Trong Đạo Đức kinh của Lão Tử có nói: "Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện", người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không còn lương thiện nữa. Người tốt sẽ không nói lời gian dối, người nói lời gian dối thì không phải người tốt. Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện không tranh giành đúng sai, người lương thiện biết đưa ra quan điểm, biết nhẫn nhịn và bỏ qua. Nhẫn nhịn là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.   Nhiều người cho rằng chúng ta càng nhân nhượng thì càng bị lấn át nhưng nếu lời mình nói là đúng, không cần cãi cũng hiển nhiên; nếu lời mình nói là sai, cãi thắng cũng có ích ợi gì. Người lương thiện chỉ dùng lời nói, hiểu biết của mình để chứng minh mình đúng, không tranh cãi với người khác. Cao hơn nữa là dùng hành động chứng minh, thông qua thực tiễn để làm rõ sự việc.    Tranh cãi làm mất tu dưỡng, tạo khẩu nghiệp, trong lúc cãi vã có thể nảy sinh lòng sân hận, sự thù ghét, kết khẩu nghiệp, mất đi tính đúng đắn của lời nói. Người nói sai ta không hùa theo cái sai, người nói đúng ta phụ họa cái đúng. Đó mới là lẽ hiểu biết, thể hiện sự lương thiện trong con người.  

2. Không dồn ép người khác

  Phật dạy làm người quan trọng nhất là có “tâm”, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đã đi tới đường cùng, không nên dồn ép, người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, người đã nhận ra lỗi lầm không nên hạch sách. Cho người khác một con đường, một cơ hội là cách làm thiện lương nhất trên đời.   Đời người rồi ai cũng có cái khó của riêng mình, không cầu thoát khỏi bể khổ, chỉ mong giữa người với người có được sự cảm thông cần thiết. Lời nói hay chưa chắc đã đẹp, lời nói thẳng chưa chắc đã tốt, làm người quyết liệt tới cùng chưa hẳn là đúng đạo.    Đạo xuất phát từ “tâm”, tâm phải hướng tới con người. Lời Phật dạy về chữ tâm - có tâm ắt hưởng phúc lành vì thế, đạo tốt nhất đẹp nhất cần lấy con người làm trung tâm, tốt cho người thì làm, không tốt cho người thì tránh. Cho nhau cơ hội thứ hai, cuộc đời không chỉ thiện hơn mà còn tình hơn, lương thiện và nhân văn, cảm thông và chí tình.   

3. Không tự hãm bản thân


Phat day lam nguoi luong thien
 
Lương thiện là một loại phúc khí mà con người sinh ra đã có trong mình, “nhân chi sơ tính bản thiện”. Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện, vì thế đừng tự hãm sự thiện lương ấy của bản thân bằng những cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu tình. Xem thêm bài viết Triết lý "vô ngã" dẫn đường hạnh phúc của đạo Phật   Phật giáo hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu. Học Phật không hẳn để làm người tốt hơn, học Phật là để tìm ra chính bản thân mình, tìm ra những giá trị chân – thiện – mĩ vốn có.   Thế nên Phật giáo mới chủ trương, trong mỗi người đều có Phật tính, tu Phật là để phát huy Phật tính đó một cách cao nhất. Trong mỗi người đều có thiện lương, tu dưỡng là để phát huy thiện lương một cách cao nhất. Đừng tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si, của dục vọng và những toan tính, thiện bất cứ khi nào có thể, như bản năng, như điều bình thường nhất của cuộc sống.   Phật dạy làm người lương thiện là cách hóa giải những muộn phiền trong đời. Sống lương thiện là cách sống dễ nhất nhưng cũng là khó nhất, người lương thiện là người thiệt thòi nhất nhưng cũng hưởng nhiều phúc báo nhất. Vì thế, mỗi ngày hãy tự nhủ với mình, ta đi đường khó nhưng là đường đúng, ta sống lương thiện vì đó là bản chất của ta, không phải vì cố gắng. 
Lương thiện - đỉnh cao của trí tuệ Học một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành Có phải người lương thiện thường hay chịu thiệt?
Trần Hồng  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Phật dạy làm người Phật dạy làm người lương thiện lương thiện


cung bạch dương hợp với cung nào Tài lộc của người tuổi Ngọ theo từng vo chong giờ tốt tuong sinh Sao thiên cơ cấm kỵ hoa bày bàn thờ kiếm được tiền vì kế sách và sao thủy diệu mẹo hay hóa giải lỗi phong thủy kích hoạt tài lộc nguy cơ phạm tội của 12 cung hoàng đạo Xem tu vi tron tân tướng mắt lồi thien van so phong thủy lợp mái nhà bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi 44 ngủ trư ta 7 864 phong thuy phong thủy con kỳ lân sao dao hoa Phong thuy nha bep Kỷ Sửu lỗ hóa giải cầm tinh tương xung mang gi khai quang tỳ hưu Xem tử vi tháng hũ gạo phong thủy lê dia Tối kị khi sử dụng bảo kiếm phong quỷ dẫn đường nuoi h xem tu 92 tuổi Mùi và tuổi Thân có hợp nhau không xem tướng chính xác phụ nữ hiếm muộn Sao Văn tinh hàn gắn hôn nhân chòm sao kim ngưu và nhân mã trang nơi sao hồng loan Sao Đà la Tài lộc của người tuổi Hợi theo từng bi quyet cong thắp nến