Thời xưa, các cụ thường đặt tên ở nhà cho trẻ là thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, con Cún… Tại sao không gọi luôn tên chính, mà lớn lên mới gọi?
Tại sao không nên gọi trẻ sơ sinh bằng tên chính?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Thời xưa, các cụ thường gọi trẻ sơ sinh là thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, con Cún… Ngày nay, chúng ta cũng gọi trẻ sơ sinh bằng những “nickname” rất dễ thương như Bin, Nhím, Bi, Bống… Vậy sao không gọi luôn tên chính, mà lớn lên mới gọi?

  Các cụ khi xưa thường quan niệm rằng trẻ sơ sinh thì đặt tên xấu cho dễ nuôi. Nên ngay từ khi lọt lòng tới lúc chết đi, người ta sẽ mang rất nhiều tên gọi. Lúc mới sinh ra thì gọi là thằng Cu, con Hĩm... lớn lên một chút thì gọi là anh Hai, anh Ba, chị Bảy… cho tới khi lấy vợ lấy chồng thì gọi tên khai sinh hoặc tên theo chồng, có con thì gọi theo tên con… 
 
Tuy nhiên, dù có nhiều tên như vậy nhưng chỉ có tên húy (tên trong giấy khai sinh) là chính. Tên này được sử dụng khi làm giấy khai sinh, khi đi học, khi vào sổ hộ khẩu, gia phả…

Tai sao khong nen goi tre so sinh bang ten chinh hinh anh
Ảnh minh họa
  Ngày nay, ngay sau khi chào đời, em bé sẽ được làm ngay giấy khai sinh, thủ tục quản lý hộ tịch khá chặt chẽ. Nhưng xưa kia, mỗi làng xã cũng có người quản lý sổ sách sinh tử nhưng không được chặt chẽ, nhà nước chỉ quan tâm tới người đến sổ đinh (từ 18 tuổi trở lên), sổ điền để thu thuế và bắt lính, bắt phu, vì vậy vào sổ làng càng muộn càng hay, lớn lên đỡ được vài năm thuế thân, phu phen tạp dịch.
 
Trong xã hội cũ, tình trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đình sinh năm đẻ bảy được vuông tròn, vì vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huý.   Các họ mỗi năm tế tổ một lần. Trong dịp tế tổ, các gia đình có con cháu mới sinh sẽ sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới đặt tên huý chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm huý thì phải đổi tên. Không những phải tránh phạm huý tổ tiên bên nội mà còn phải tránh phạm huý can cụ ông bà ngoại mặc dù khác họ, tránh phạm huý hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. Ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đình đó nhớ ơn suốt đời.
 
► Tham khảo thêm: Đặt tên cho con theo phong thủy để có vận mệnh tốt đẹp

Theo informatik.uni
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

đặt tên ở nhà cho trẻ


chòm sao sư tử và song tử sao lưu niên văn tinh cung bo cap tuổi hơi Tình yeu lắp đặt điều hòa hợp phong thủy Cúng cô hồn Cửa Hàng Tử vi hung bọ cạp song ngư cách hóa giải khi hướng nhà không hợp Điềm Báo con người xem boi tên Giải mã giấc mơ nốt Thái âm Hội Miếu Ông Địa mệnh ngũ hành người tuổi tý phong thủy đặt sư tử Lời Phật dạy giâc mơ hop phong thuy nguyên tắc sống Thạch lựu Mộc Kỹ Sư vẠmơ thấy di oto cát tinh thiên lương hờc tử vi Ä an tướng số qua bàn tay luật nhân quả 3 bát tự thuần âm tổ tiên mẫu thiết kế văn phòng đẹp tướng số đàn ông Y nghía cung bảo bình hợp với đá màu giai ma giac mo hướng bàn thờ ghế tantra hà nội trang trí trần nhà hoàng đạo Ngũ hành Hỏa xem chỉ tay CUỐI NĂM tuổi tuất con cái đoán tính 120 sao phu tinh nguyên nhân top 4