Trước nay các gia đình thường cúng ông Công ông Táo vào trưa ngày 23 tháng Chạp mà không rõ lý do vì sao?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng. Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này.

Trường hợp nếu không có ban thờ Táo quân thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp. Vì từ xa xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần và thần linh.

Không chỉ vậy, thời gian gần đây vì công việc bận rộn nên nhiều gia đình thay đổi giờ cúng lễ ông Công ông Táo. Tuy nhiên, cho dù thay đổi như thế nào thì mọi người cũng cần phải tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian, có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

tại sao phải cúng ông táo trước 12h ngày 23 tháng chạp? - ảnh 1

Lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Ngoài ra gia đình còn làm mâm cơm gồm các món ăn theo phong tục, đặt lên bàn thờ cùng các lễ vật để cúng.

HẠ VY (TỔNG HỢP)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tổ tiên xem tử vi Đoán mức độ giàu có qua xem xem tướng đầu mũi mơ đang bay Bí quyết khai mở thiên nhãn của Phật hướng kê giường Thế những giấc mơ thành Vương cung ban Nhân Mã và Ma Kết tam tong mieu SAO THIÊN ĐỨC bẠxem boi tay hóa giải nhà bị khuyết góc tu vi Xem tuổi kết hôn theo ngày tháng năm cách đặt tên con theo phong thủy BẠTuất tướng mũi 810 Hội chọi trâu Tài lọc tướng mặt dài tính cách người tuổi tị phong tục quá tướng số của các đường chỉ tay xem tướng đàn ông qua dáng đi xem bói tướng tai mơ thấy nhà bài trí bàn thờ phong thủy ác tướng quân nhà ở xem mệnh tướng cổ 3 ngấn chòm sao nam tốt Người tuổi Ất Mão phong thủy cho phụ nữ độc thân Chùa Hương Thú Hương Sơn ao ước bấy bàn làm việc Trái xem bàn tay giầy dép không có chủ kiến đinh Sao Tư vi sao thien tru cửa hiệu 2014 mơ thấy kịch câm chẩn tướng Đăt tên con Sao Hóa Lộc tự tăng Sao DÃ la màu sắc phong thủy Khấn nhập trạch VĂN KHẤN NÔM NGÀY TẾT nghi thức bông hồng cài áo bạch dương hợp yêu cung nào Xem tuổi vợ chồng hợp khắc theo Thiên van menh