Năm 2011 là năm Tân Mão. Trung Quốc và Hàn Quốc đều gọi đây là năm Thỏ, nhưng ở Việt Nam lại là năm Mèo. Tuy cùng nằm trong vùng văn hoá chữ Hán, song giữa Hàn Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau. Tại sao?
Tại sao Trung Quốc năm Thỏ, Việt Nam năm Mèo?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Câu hỏi này có lẽ không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều học giả Hàn Quốc từng du học tại VN.

Trong Thập nhi chi của Trung Quốc, con thỏ là chi thứ tư (gồm Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Con mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập nhị chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán-Việt là “miêu”). Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo (máo) đều là mao. Điều thú vị nữa là trong Việt Nam tự điển, thì chữ Mão - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, trước hết, Việt Nam không có điều kiện môi trường để loài thỏ phát triển sinh sôi. Vì Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên. Hai khái niệm thảo nguyên và thảo mộc là hoàn toàn khác nhau. Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thì thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy là bởi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Mặc dù đã tiếp thu Thập nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.

Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc, ở Việt Nam hình ảnh con mèo thân thuộc đã thay thế cho con thỏ bởi điều kiện tiếp thu có biến động từ ngôn ngữ đến hình ảnh trong Thập nhị chi - 12 con giáp. Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét vấn đề qua việc lựa chọn âm tiếng Hán con mèo do có cùng âm tiếng Hán với con thỏ. Tôi cảm thấy cách nhìn nhận này là vẹn cả đôi đường. Vì, trên lập trường của Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng văn hoá, dù Việt Nam có chọn tên năm Mèo thì vẫn không đánh mất chữ Máo - chỉ con thỏ. Ngược lại, trên lập trường một nước tiếp biến văn hoá bên ngoài như Việt Nam, dù có lựa chọn con mèo - con vật quen thuộc với người Việt - thì vẫn nằm trong mạch ảnh hưởng văn hoá của Trung Quốc. Việc thay đổi tinh tế chữ Máo - chỉ con thỏ - sang con mèo đã cho thấy tài trí của người Việt Nam trong tiếp biến văn hoá!

PTS Sim Sang - Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn)

Nguồn: Lao Động News
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


lấy chồng tuổi nào Giết người bằng ánh mắt con giáp nữ Chồng ngoại tình bày coi tuổi làm ăn năm 2014 Xem bởi Ngũ Hành Bói tên người sinh giờ Tý cho tu vi suc khoe mÃƒÆ y bạch dương ma kết Phong thuỷ hoa mùi cách trồng cây kim phát tài trong nước tâm can quyết định tướng mạo công sở cung hoàng đạo khắc nhau thai am Đa thê tuong phap lenh lễ hóa vàng cấm kỵ khi dùng hồ ly phong thế nước quanh nhà 12 con giáp đi đâu tết Đoan Ngọ chòm sao đáng ghét tranh bớt áp lực trước kì thi đinh mão 1987 xem tử vi Tài vận thay đổi thế nào sau đoán vận mệnh người tuổi sửu theo tháng sao hóa kỵ trong lá số tử vi bi hợp nhau kim ngưu và sư tử Tử vi của người sinh ngày Kỷ Mùi cách phân biệt mã não đặt tên cho chó sao hóa quyền Cách gây tai họa và các sao họa phần 3 hoà khoa Xem boi tuong Cải vận huong bep kiêng kỵ nuôi chó phong thủy giải mã giấc mơ thấy cá chép Long huyệt Đào Hoa Số tự vi bài chòi hút tu vi Chớ dại rước cô nàng có tướng xem tướng nốt ruồi trên mặt Bảng đối chiếu thai tức Bài lễ cầu duyên cho nam giới độc Hội Làng Giáp Lục Hóa khoa tài năng quá sao Thiên Quan Thiên Phúc trong lá số tử ĐIỀM BÁO SAO thiên viêt giảm cân SIM SỐ