Thăng Long tứ trấn để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, và là di sản quý báu của dân tộc
Thăng Long Tứ Trấn - Hà Nội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Kinh thành Thăng Long xưa – Thủ đô Hà Nội nay là mảnh đất thiêng ngàn năm văn vật, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, nơi đây, còn lưu giữ những giá trị truyền thống, những di sản quý báu của dân tộc với hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo – Tiêu biểu phải kể đến “Thăng Long tứ Trấn”.

Thăng Long tứ trấn để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long đó là:

  • Trấn Đông: đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ – thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9
  • Trấn Tây: đền Voi Phục (đúng ra là đền Thủ Lệ), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang – một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11
  • Trấn Nam: đền Kim Liên, trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17
  • Trấn Bắc: đền Quán Thánh (đúng ra là đền Trấn Vũ), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10.

Thăng Long tứ trấn còn một cách hiểu khác đó là bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long, có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ kinh thành ngay từ vòng ngoài khi kinh thành trực tiếp bị đe dọa. Ngoài ra, vì ở gần kinh thành nên bốn trấn còn là những lực lượng có nhiệm vụ “cứu giá” và dẹp yên nội loạn khi kinh thành có biến. Đó là các trấn:

  • Kinh Bắc: bao gồm 4 phủ (20 huyện) các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương (5 huyện – thuộc phủ Từ Sơn) Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài (5 huyện – thuộc phủ Thuận An) Kim Hoa, Hiệp Hoà, Yên Việt, Tân Phúc (4 huyện – thuộc phủ Bắc Hà), và cuối cùng là: Phượng Nhãn, Hữu Lũng, Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn (6 huyện – thuộc phủ Lạng Giang). Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía Bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm =>> Thành Bắc Ninh đặt tại Bắc Ninh.
  • Sơn Nam: Gồm 11 phủ (42 huyện) tương đương các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hưng Yên sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Thanh Đàm, Thượng Phúc, Phú Xuyên (3 huyện – thuộc phủ Thường Tín) Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An (4 huyện – thuộc phủ Ứng Thiên) Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục (5 huyện – thuộc phủ Lý Nhân) Đông An, Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi, Phù Dung (5 huyện – thuộc phủ Khoái Châu) Nam Chân, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên (4 huyện – thuộc phủ Thiên Trường) Đại An, Vọng Doanh, Thiên Bản, Ý Yên (4 huyện – thuộc phủ Nghĩa Hưng) Thuỵ Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Đông Quan (4 huyện – thuộc phủ Thái Bình) Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan (4 huyện – thuộc phủ Tân Hưng) Thư Trì, Vũ Tiên, Chân Định (3 huyện – thuộc phủ Kiến Xương) Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (3 huyện thuộc phủ Trường An) và cuối cùng là: Phụng Hoá, An Hoá, Lạc Thổ (3 huyện – thuộc phủ Thiên Quan). Vì trấn lị ở phía Nam kinh thành, nên Sơn Nam cũng được gọi là trấn Nam hay trấn Ly=>> Thành Nam đặt tại Nam Định.
  • Hải Dương: Gồm 4 phủ (18 huyện) bao gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Kiến An sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Đường Hào, Đường An, Cẩm Giàng (3 huyện – thuộc phủ Thượng Hồng) Gia Phúc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại (4 huyện – thuộc phủ Hạ Hồng) Thanh Hà, Thanh Lâm, Tiên Minh, Chí Linh (4 huyện – thuộc phủ Nam Sách) và cuối cùng là: Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thuỷ Đường, An Dương (7 huyện – thuộc phủ Kinh Môn). Vì trấn lị ở phía Đông kinh thành, nên Hải Dương cũng được gọi là trấn Đông hay trấn Chấn =>> Thành Đông -Thành Hải Dương đặt tại Hải Dương.
  • Sơn Tây: Gồm 6 phủ (24 huyện) tương đương các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên và Sơn Tây sau này. Cụ thể, đó là các huyện: Từ Liêm, Phúc Lộc, Yên Sơn, Thạch Thất, Đan Phượng (5 huyện – thuộc phủ Quốc Oai) An Lãng, An Lạc, Bạch Hạc, Tiên Phong, Lập Thạch, Phù Khang (6 huyện – thuộc phủ Tam Đái) Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hoà (4 huyện – thuộc phủ Lâm Thao) Đông Lan, Tây Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương (5 huyện – thuộc phủ Đoan Hùng) Tam Nông, Bất Bạt (2 huyện – thuộc phủ Đà Dương) và cuối cùng là: Mỹ Lương, Minh Nghĩa (2 huyện – thuộc phủ Quảng Oai). Vì trấn lị ở phía Tây kinh thành, nên Sơn Tây cũng được gọi là trấn Tây hay trấn Đoài, Thành Tây – Thành cổ Sơn Tây đặt tại Sơn Tây.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


sï ½ cac mơ thấy điện thoại tủ lạnh mÃy xem bói Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo mơ thấy rùa đá 全自动数控打孔机低价直线导轨钻孔机 bàn cầu cơ cách xem nốt ruồi lỗi phong thủy phòng vệ sinh báo đáp ân đức phật niết bàn Họ tên Sao Bát tọa Phong thủy cho cửa Dâm tu vi Bói tình duyên vợ chồng người mối quan hệ công tác giữa các phòng ban canh dần 1998 ấn đường bảo bình lai song ngư xem tướng mũi đàn ông lắp đặt quạt trần đá mắt mèo phong thủy hợp mệnh tác dụng của gương tu vi Hóa giải sao xấu và hạn Thái Tuế Cách ghen tuông và các sao ghen trong tử vi Sao thiên lương xem tử vi 9 đường vân tay nhiều tiền Cung Song Tử Ô ngọn đồi thiêng tâm linh 37 tuổi có phạm kim lâu không xem tử vi Xem bói tình yêu Cự Giải và mÃo tiểu hạn luận tướng tư thế bái Phật đặt tên cho con gái năm 2015 Hội Làng Cổ Bi thừa thiên huế mệnh Ý nghĩa sao Thiên Đức canh ngo vat xem tu Đàn ông cung Xử Nữ Boi ten y tu vi Mẹo bài trí nhà cửa hợp phong xÃƒÆ binh ty nam mang tướng mặt phú quý vi tri nha Tuong Kim Hạc hình ảnh mái nhà tuổi hợi 6 phong cách đáng yêu đón lợi tránh hại mơ thấy cá lóc cây phong thủy trừ tà tướng rốn mơ thấy bắt được tôm chòm sao thân thiết vô gia cư