Tỉa chân nhang ở bát hương trên bàn thờ là việc cần thiết và phải làm mỗi khi bát hương đầy chặt chân nhang, nhất là vào dịp tết khi mà một năm đã sắp qua
Tỉa chân nhang bàn thờ Gia tiên cuối năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tỉa chân nhang ở bát hương trên bàn thờ Gia tiên là việc cần thiết và phải làm mỗi khi bát hương đầy chặt chân nhang. Nhất là vào dịp tết khi mà một năm đã sắp qua đi và năm mới đang tới gần.

Có nhiều quan niệm cho rằng việc tỉa chân nhang phải tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp, nhưng trong tục thờ cúng thì cũng không có quý định nào cho việc này.

Bàn thờ Gia tiên trong mỗi gia đình chính là nơi thể hiện cốt cách của từng nhà, từng dòng họ. Mặt khác đó cũng là bóng dáng chung của tâm hồn dân tộc Việt. Nét văn hóa tâm linh từ sâu thẳm tấm lòng gia chủ thể hiện qua bàn thờ. Bàn thờ gia tiên là một thánh thất tôn nghiêm, là nơi để chúng ta hướng về nguồn cội.

Bởi vậy, việc chăm sóc bàn thờ gia tiên sao cho luôn sạch sẽ, gọn gàng chính là việc cần làm và phải làm thường xuyên. Đây là việc làm của mọi người trong nhà, ai làm cũng đều tốt, nhưng vì xuất phát từ tấm lòng thành kính với tổ tiên nên công việc này thường do người ông, cha hoặc các con trai trong gia đình thực hiện. Tùy trường hợp cũng có thể do con dâu con gái làm cũng được.

Mọi người cũng cần chú ý phân biệt giữa việc tỉa chân nhang và bốc bát hương. Có sự khác nhau bởi tỉa chân nhang là tỉa bớt số chân nhang có trên bát hương đã được sử dụng lâu ngày đầy chật cần tỉa đi. Còn bốc bát hương là lập một bát hương hoàn toàn mới, hoặc thay một bát hương mới vì láy do nào đó.

Khi bát hương đầy chân nhang, ta nên tỉa bớt đi. Cũng có nhiều nhà để chân nhang theo tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau trong một thời gian dài. Việc đó vừa không đẹp lại có thể gây khó khăn mỗi khi cắm hương. Thông thường việc tỉa chân nhang được tiến hành 2 lần trong một năm, một lần vào trước ngày giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha…) và một lần chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Bước sang tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, phần lớn sau rằm tháng Chạp là làm được.

Thời gian để tỉa chân nhang phải chọn ngày tốt giờ đẹp, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng.

Cách thực hiện tỉa chân nhang bát hương

– Trước khi tiến hành gia chủ thắp hương kính cáo tổ tiên, xin được tỉa chân nhang để đón Tết.

– Sau đó chọn ra 5 chân nhang đẹp (thường chọn chân nhang còn cuốn tàn) cắm lại trên bát hương. Số tàn tro nếu nhiều có thể bỏ bớt đi, không nên để bát hương quá đầy tàn hương. Chân hương đã tỉa đem hóa cùng số hương trong năm quá nhiều còn lại.

– Cuối cùng sau khi đã lau chùi dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ tiến hành thắp hương kính cáo gia tiên công việc hoàn thành. Nếu có lễ nhỏ: Hoa quả, rượu trầu cau càng tốt. Không có cũng không sao. Tổ tiên không đòi hỏi, luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của ta.

Một số điểm lưu ý khi tỉa chân nhang

– Thường trong nhà có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân nhang.

– Bàn thờ Gia tiên là chỉ thờ tổ tiên nhà mình. Việc để bát hương thần linh lên bàn thờ Gia tiên là không đúng. Có nhà lại để bát hương Phật bà quan âm nữa, như vậy càng không được. Bởi lẽ, tổ tiên nhà ta làm sao lại ngồi cùng Thần linh và Phật bà quan âm được! Muốn thờ Thần linh và Phật bà quan âm cần lập bàn thờ riêng.

– Một số nhà, bàn thờ có nhiều bát hương: Cụ tổ, ông, bà, cha, mẹ… Nên quy về một bát hương hội đồng thờ chung tất cả là tốt nhất.

– Bà cô, Ông mãnh là những người chết trẻ; dân ta quan niệm họ rất thiêng, nên phải thờ. Một quan niệm đầy tính nhân văn với những người không được hưởng lộc trời ban sống lâu. Bát hương bà cô ông mãnh, nếu để cùng bàn thờ gia tiên, phải thấp và nhỏ hơn bát hương gia tiên.

– Một số nhà không lập bàn thờ ông Công riêng, thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Bát hương ông Công ở bên phải và cao hơn bát hương Gia tiên. Sự kết hợp này chưa thực sự hợp lý; nên có bàn thờ ông Công riêng biệt là tốt nhất.

– Hiện nay nhiều gia đình thờ cả bên đằng ngoại trên bàn thờ gia tiên. Việc này là hợp cách theo quan niệm mới: Nội Ngoại cân bằng như nhau. Vì nhà ngoại không có con trai. Con rể thờ cha mẹ vợ thể hiện tấm lòng báo hiếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


kích hoạt vận đào hoa Xem bói bàn tay đoán được tính cách và Quẻ quán âm cần người nhóm máu b rh sao Tam Thai vượng địa tu vi Tiền xu phong thủy giúp tăng lộc vận thế người tuổi Thìn tên bé trai sao hỏa tinh hãm địa Ý nghĩa của việc cúng gà trống trong chử đạo tử mơ thấy ăn thịt vịt đánh con gì Ý nghĩa sao tham lang mÃy Quan phu cung Ma Kết xem tử vi Hướng dẫn cách xin quẻ dịch đeo giấc mơ thấy mưa giải mã giấc mơ bắt cua mơ thấy gốm thiết kế cửa sổ bếp thien co tướng mặt yểu mệnh quà Bí Quyết gặp trộm Sao Thiên Mã ở cung mệnh bàn thờ ông địa đẹp tướng hàm răng mơ thấy vôi l cong bếp trong phòng khách mang nguy tuoi tuat đặt thần tài tỳ Đạt ten con minh chứng sống về hiện tượng quỷ xem tuong not ruoi SAO HỒNG LOAN đi thăm người ốm thì mua gì vật phẩm phong thuỷ kích hoạt tình Aquamarine cách trồng cây sân vườn tổ Cong viec mậu dần