Người Việt Nam và một số nước Châu Á thường có bát hương thờ tổ tiên hoặc thờ Phật trong nhà. Đây là một nét văn hóa trong Phật giáo, thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên ông bà cũng như các vị thần linh và cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Nhiều người thường nghĩ người bốc bát hương phải do người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Trên thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.


Ảnh: Mạnh Linh

Quy trình:

1. Lau rửa sạch: Giã gừng cho vào rượu trắng, dùng khăn sạch nhúng rượu gừng và lau bát hương, để khô.

2. Nên: Có cốt (tro đốt bằng rơm nếp, có bán tại các hàng mã) và một trong các thất bảo của nhà Phật (ưu tiên đá quý, ngọc như hổ phách, lưu ly, thạch anh... vì có trường khí cao, mua ở các cửa hàng đá quý).

- Không nên: Cho giấy trang kim, hạt nhựa... bán sẵn ở các hàng mã. Cũng không nên cho bùa chú, linh phù... của đạo gia, mật tông... vào bát hương vì sẽ gây ra trường khí âm bất lợi.

3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Thông thường có ba bát cho thần linh, gia tiên và bà cô.

Bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Để cho yên tâm, Phật gia thường khuyên đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc cho đến khi gần đầy miệng bát. Nhớ nắm cuối cùng dừng lại ở số "sinh".

Không dốc, đổ cho đầy bát hương, mà nên bốc từng nắm. Trước khi bốc bát hương nào thì trong đầu cũng phải nghĩ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô)".

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.

4. Bốc xong đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải. 

5. Sắm lễ: Hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu mỗi bát hương thắp 3 nén, những lần sau chỉ cần một nén là đủ. Nếu có chân nhang cũ có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.

6. Bố trí: Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch. Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã... ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi...) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương.

7. Thời gian: Một số ngày, giờ thích hợp gần đây để bốc bát hương là: 8h ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14h ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14h ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16h ngày 17/12 âm lịch (thứ 5), 12h ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8h 21/12 âm lịch (thứ 2).

Nguyễn Mạnh Linh
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


nghĩa sao Quan Phủ LỊCH ÂM DƯƠNG an cách thay đổi họ tên trong gmail Bể cá cảnh Ấn Sao phong cáo ở cung mệnh ứng dụng ngũ hành trong phong thủy tuong Sao Thiên lương gương Chòm sao nữ dễ lừa sao hoẠtinh tu vi Ý nghĩa sao chiếu mệnh của 12 cung tính tình phụ nữ Học tử vi ý nghĩa sao Đặc tính mơ thấy đàn bà đánh con gì văn khấn lễ thần tài vo chinh dieu chọn nghề hợp mệnh phat xem tử vi Trang trí nhà theo phong thủy cho xem già đa phu long mạch cám gạo ngọc trai facebook Nội thất phòng ngủ coi tướng giàu nghèo tuoi quy hoi nu Sơn Đầu Hỏa hợp với tuổi nào mơ thấy cái tai bính tuất 2006 mơ thấy hoa bồ công anh chuyện tình song tử và nhân mã chàng trai nhóm máu a Bạch Lộ phong thủy nền nhà Luận cát hung của sao bát sao thiên khôi tại mệnh mơ thấy biển lớn Bói đường tình yêu Cung Kim Ngưu năm 2016 mo thay mau cung Bảo Bình mơ thấy chăn Sao đẩu quân Sao Văn Khúc đồ điện gia dụng sunhouse mo các mẫu chữ ký đẹp tên anh đồ Tuổi hợi Quách xem tử vi 12 con giáp và những ngày sinh mơ thấy đi trên ô tô nhất vận nhì mệnh tam phong thủy phản ứng của 12 chòm sao khi gặp ma Sao thai âm cung Nhân Mã nữ hợp với cung nào cung sư tử đường trí tuệ ngày Hôn hậu Tết